Bạn cần liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào dưới đây.
Bộ Y tế cho biết, những biến chứng y khoa có thể xuất hiện trong quá trình phục hồi sau mắc COVID-19 và bạn cần liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm này:
Bạn thấy khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng này không cải thiện khi thực hiện bất kỳ tư thế làm giảm khó thở nào.Có sự thay đổi tình trạng khó thở khi bạn nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật vận động và tập thể dục.Bạn thấy đau ngực, tim đ.ập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực.Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu đi hoặc bạn cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói.Bạn thấy thay đổi cảm giác và vận động trên mặt, tay hay chân, đặc biệt là các dấu hiệu này chỉ có ở một bên cơ thể, hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng xấu đi, hay bạn có ý nghĩ muốn làm hại bản thân.
Bài Viết Liên Quan
- Đu đủ – loại quả bổ dưỡng chữa nhiều bệnh
- Ngoài tác dụng như ‘Viagra’, hành lá còn chống ung thư, tiểu đường cực tốt
- 5 loại rau lá xanh giàu vitamin và khoáng chất nhất để ăn hàng ngày
COVID-19 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và các triệu chứng lâu dài ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày. (Ảnh minh họa)
COVID-19 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và các triệu chứng lâu dài ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày. Trong một số trường hợp, những triệu chứng này có thể tồn tại quá 12 tuần và nay được gọi là các tình trạng sau mắc COVID-19, đồng thời cũng được biết đến như COVID-19 kéo dài, hay hội chứng sau mắc COVID-19.
Các triệu chứng thông thường được cải thiện theo thời gian. Nếu tình trạng xấu dần đi hoặc không được cải thiện, việc thăm khám bởi nhân viên y tế là cần thiết.
Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.704.524 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.696.767 ca, trong đó 9.380.064 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.596.741), TP.HCM (609.100), Nghệ An (483.876), Bắc Giang (387.490), Bình Dương (383.759).
F0 hoang mang vì khỏi bệnh rồi nhưng vẫn thường ngửi thấy mùi “lạ”: Nguyên nhân là gì?
Một số người dù đã khỏi Covid-19 được một thời gian dài những vẫn ngửi thấy mùi “lạ”.
Đã khỏi Covid-19 được 1 tháng nhưng anh Hoàng Nam (Hà Nội) gặp phải hội chứng kỳ lạ. Anh ngửi bất cứ loại thức ăn gì cũng thấy có mùi cao su cháy. Điều này khiến cho anh rất khó chịu, không biết bao giờ triệu chứng hậu Covid-19 này mới kết thúc.
Theo BS Đặng Xuân Thắng, Trường Đại học Y Dược (Đại học Duy Tân Đà Nẵng) không ít trường hợp sau mắc Covid-19 bị rơi vào tình trạng rối loạn khứ giác. Người bị rối loạn khứu giác hậu Covid-19 thường xuyên ngửi thấy mùi cao su cháy, rác, nước thải, bùn…
Mất khứu giác sau mắc Covid-19, ảnh minh hoạ.
Tình trạng rối loại khứu giác xảy ra khi có 2 lý do:
Thứ nhất: Một số thụ thể hóa học của mũi đang hoạt động do đó não bộ người ngửi chỉ nhận được một phần dấu hiệu hóa học của mùi, dẫn đến mùi bị “méo”.
Thứ 2 là các cảm biến trong mũi hoạt động, nhưng não không thể xử lý được thông tin tiếp nhận từ mũi, giống như khi có tổn thương dây thần kinh trong đường khứu giác.
Đối với bệnh nhân Covid-19 xảy ra hiện tượng ngửi thấy mùi “lạ” cơ chế bệnh sinh của mất khứu giác liên quan đến Covid-19 vẫn còn đang được tranh luận. Một giả thuyết cho rằng nó có thể là kết quả của sự tắc nghẽn các khe khứu giác, do đó ngăn cản sự kích hoạt các tế bào thần kinh cảm giác trong biểu mô khứu giác.
Bác sĩ Thắng cho biết, có một loại tế bào khác trong mũi nằm bên cạnh các tế bào thần kinh khứu giác được gọi là tế chống đỡ biểu hiện ACE2. Các tế bào này có chức năng hỗ trợ cho các tế bào thần kinh khứu giác trong mũi và có thể c.hết do n.hiễm t.rùng.
Tuy nhiên, việc mất đi các tế bào chống đỡ không dẫn đến cái c.hết của các tế bào thần kinh khứu giác mà gây ra rối loạn chức năng cảm giác (gây ra bởi sự co lại của lông mao), điều này có thể giải thích cho việc mất khứu giác đột ngột.
“C ác nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân bị rối loạn khứu giác có thể hồi phục từ 15 đến 20 ngày sau khi bệnh khởi phát, có nghĩa là rất nhiều người sẽ tự cải thiện tình trạng ngửi của họ mà không cần điều trị cụ thể nào. Tuy nhiên, có không ít trường hợp rối loạn khứu giác kéo dài quá thời gian đó cần điều trị thích hợp “, bác sĩ Thắng.
Khi bệnh nhân mắc Covid-19 gặp triệu chứng ngửi thấy mùi nên làm những điều sau:
Tập luyện khứu giác, nên ngửi các loại có tinh dầu như sả, hoa hồng, đinh hương, phong lữ hoa hồng, bạc hà và hạt cà phê.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine giúp tăng cường khứu giác ở những người bị Covid-19. Việc sử dụng cà phê như một chiến lược phục hồi khứu giác trong chứng mất khứu giác đã được áp dụng theo các biến thể khác nhau sử dụng các mùi như mùi thảo mộc, gừng, bạc hà, cà phê và chanh để giúp bệnh nhân xác định các mùi khác nhau.
Bổ sung thêm vitamin A: Axit retinoic (RA) – một chất chuyển hóa của vitamin A, là một trong những nội tiết tố của tuyến giáp. Đây là một chất điều hòa phiên mã quan trọng trong quá trình phát triển và tái tạo mô. Vitamin A có thể thúc đẩy khả năng tái tạo biểu mô thần kinh khứu giác.
Nên vệ sinh môi trường xung quanh, tránh khói bụi làm kích thích phản ứng viêm ở đường thở trên. Ngoài ra, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe.
Theo bác sĩ Thắng việc dùng thuốc để điều trị tình trạng rối loại khứu giác phải có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định.