Khoảng 50 triệu chứng hậu COVID: thở gấp, ho, nhức đầu, trầm cảm, và gì nữa?

Nghiên cứu của Sandra Lopez‑Leon và cộng sự từ 21 phân tích gộp trên gần 48.000 bệnh nhân (17-87 t.uổi) ghi nhận có đến 55 triệu chứng tồn tại lâu dài sau khi hồi phục COVID-19 cấp.

khoang 50 trieu chung hau covid tho gap ho nhuc dau tram cam va gi nua 9b7 6082473

Đội ngũ y, bác sĩ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Trung tâm hồi sức tích cực do bệnh viện Bạch Mai điều hành đặt ở khu bệnh viện dã chiến số 16, quận 7, TP.HCM – Ảnh TỰ TRUNG

Đa cơ quan đều bị tác động sau khi mắc COVID-19

khoang 50 trieu chung hau covid tho gap ho nhuc dau tram cam va gi nua 5f5 6082473

Biểu hiện đa cơ quan của hội chứng hậu COVID và tần suất mắc của từng triệu chứng (Sandra Lopez)

Mệt mỏi

Nhiều báo cáo cho thấy mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID, bất kể mức độ nặng của giai đoạn cấp tính, dù nhập viện hay không nhập viện. Tỉ lệ bệnh nhân bị mệt mỏi mạn tính rất khác nhau ở các báo cáo, từ 50-90%.

Phương pháp điều trị chính yếu được khuyến cáo hiện nay vẫn là tập vật lý trị liệu vận động với cường độ tăng dần theo thời gian, được thiết kế tùy khả năng từng người, tránh các hoạt động quá sức và thường bắt đầu bằng những hoạt động đơn giản nhất hằng ngày dưới sự hướng dẫn của chuyên gia vât lý trị liệu.

khoang 50 trieu chung hau covid tho gap ho nhuc dau tram cam va gi nua a58 6082473

Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân hậu COVID theo hệ cơ quan

Nhiều bất thường hô hấp

Ho, khó thở, đặc biệt là khó thở khi gắng sức, giảm khả năng vận động là triệu chứng nổi bật.

Tỉ lệ bệnh nhân bị di chứng phổi hậu COVID khoảng 20-40%. Trong đó, khó thở là triệu chứng thường gặp nhất với tỉ lệ mắc lên đến 40-66%.

Các bất thường chức năng và hình ảnh học lâu dài thường gặp nhất ở những bệnh nhân bị viêm phổi nặng do COVID-19 cấp, đặc biệt những người cần thở oxy lưu lượng cao (HFNC) và thở máy.

Sự hình thành tổn thương xơ hóa ở phổi cũng xảy ra ở bệnh nhân lớn t.uổi, có thời gian nằm viện dài, có bệnh phổi mạn tính và xơ hóa phổi có liên quan đến sự tăng cao nồng độ các cytokines trong m.áu.

Tình trạng xơ hóa này tạo điều kiện cho vi khuẩn thường trú trong phổi, từ đó tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng phổi sau khi khỏi COVID-19, góp thêm một nguyên nhân gây khó thở.

Để tầm soát và đ.ánh giá khó thở, nhiều khuyến cáo theo dõi độ bão hòa oxy m.áu ngoại vi (SpO2) tại nhà, kiểm tra khả năng vận độngn – phù hợp với từng bệnh nhân, ví dụ như test đứng lên- ngồi xuống trong 1 phút.

Đối với những bệnh nhân khó thở kéo dài trên 12 tuần sau n.hiễm t.rùng thì cần loại trừ các tổn thương thực thể ở phổi bằng xquang ngực thẳng, có thể cần chụp CTscan ngực độ phân giải cao và các thăm dò chức năng hô hấp.

Những chiến lược kiểm soát khó thở không dùng thuốc được công nhận bao gồm: các bài tập thở, tập hồi phục chức năng phổi, duy trì tư thế tối ưu để giảm khó thở tư thế.

Những bệnh nhân có bằng chứng xơ phổi hậu COVID được khuyến cáo điều trị như bệnh xơ phổi vô căn theo hướng dẫn của NICE. Những bệnh nhân bị đợt bùng phát của giãn phế quản hậu COVID, có thể dùng kháng sinh, kết hợp với các thủ thuật dẫn lưu đường thở để tống đàm ra ngoài.

Một số nghiên cứu ở Anh và Trung Quốc cho thấy dùng corticosteroids ở những bệnh nhân di chứng phổi hậu COVID có thể làm cải thiện đáng kể triệu chứng.

khoang 50 trieu chung hau covid tho gap ho nhuc dau tram cam va gi nua c5f 6082473

Những di chứng sau viêm phổi do SARS-COV2 được ghi nhận trên phim CTscan ngực sau 6 tháng theo dõi. A-dãn phế quản co kéo (mũi tên). B- xẹp phổi dạng đường (mũi tên). C- xơ phổi dạng tổ ong. D và E- dày màng phổi tạng (mũi tên)

Di chứng tim mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy những bất thường liên quan đến tim vẫn tiếp tục diễn tiến ở nhiều người mắc COVID-19 ở thời điểm 2 tháng và 6 tháng sau nhiễm với tỉ lệ lần lượt khoảng 20-60% và 5-9%. Người trẻ, vận động viên các môn thể thao đối kháng ít có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch hậu COVID hơn nhóm bệnh nhân khác .

Các biểu hiện đau ngực, tăng men tim kéo dài – thường được quy cho viêm cơ tim tiếp diễn từ đợt cấp; hồi hộp, mạch nhanh khi nghỉ ngơi, hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng mới xuất hiện – do rối loạn hệ thần kinh tự trị.

Những bệnh nhân có biểu hiện tim mạch kéo dài trên 4 tuần sau nhiễm COVID-19 cần được khám lâm sàng tim mạch. Đối với những bệnh nhân có biểu hiện đau ngực, phải được tầm soát các biến cố tim mạch nguy hiểm.

Nhiều bằng chứng cho thấy viêm cơ tim hậu COVID có thể tự khỏi theo thời gian, tuy nhiên, việc dùng các biện pháp hỗ trợ miễn dịch sẽ giúp bệnh nhân nhanh hồi phục hơn.

khoang 50 trieu chung hau covid tho gap ho nhuc dau tram cam va gi nua 0dd 6082473

Tổn thương tim mạch do COVID-19 – Sinh bệnh học và biểu hiện lâm sàng

Di chứng tâm thần kinh đa dạng

Triệu chứng thần kinh thường gặp nhất là đau đầu (bao gồm cả đau nửa đầu), được ghi nhận lên đến 40-60% số bệnh nhân. Kế đến là những than phiền về tình trạng mất mùi – vị kéo dài, lên đến 6 tháng hoặc hơn ở những người hậu COVID (tỉ lệ bệnh nhân bị mất mùi – mất vị kéo dài sau COVID-19 khoảng 10-40%).

Nhiều trường hợp bệnh lý thuyên tắc não – đột quỵ do tăng đông trong COVID-19, suy giảm nhận thức và tư duy: giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn về tiếp nhận ngôn ngữ (nghe, đọc được mà không hiểu), rối loạn hành vi (giảm khả năng kiểm soát và điều chỉnh hành vi), hay thậm chí là Alzeimer hay sảng/loạn thần.

Triệu chứng về nhận thức được than phiền nhiều nhất là “brain fog” – tạm dịch lú lẫn, hay quên – tư duy trở nên mơ hồ, lú lẫn, chậm chạp, kém nhạy bén…

Rối loạn tâm lý

Rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu và trầm cảm được báo cáo nhiều nhất.

Những người già, người sống trong viện dưỡng lão, người sa sút trí tuệ dễ mắc các triệu chứng tâm lý hậu COVID nhất. Nguyên nhân của tình trạng này được quy cho các tác động tiêu cực của đại dịch như: mất người thân, bị cô lập, cách ly xã hội, mất việc/không có khả năng làm việc sinh hoạt như thường ngày mang đến nỗi lo về tài chính, sự buồn chán, cô đơn, sống trong cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu…

Việc điều trị các triệu chứng này cần được tiếp cận một cách bài bản, từ sàng lọc, đ.ánh giá chẩn đoán đến quản lý lâu dài y như những bệnh nhân không mắc COVID-19.

Những biểu hiện ít gặp hơn

Di chứng trên da – lông – tóc

Rụng tóc là triệu chứng thường gặp nhất trong nhóm này, báo cáo lên đến 20-30% trường hợp hậu COVID. Nguyên nhân là do tổn thương nang tóc làm mất khả năng mọc tóc mới.

Ngoài ra các sang thương ở da cũng có thể gặp (15-64% ở giai đoạn cấp, 3-5% sau 6 tháng). Có 5 biểu hiện sang thương da chính trên bệnh nhân COVID-19, được mô tả ở bảng dưới.

khoang 50 trieu chung hau covid tho gap ho nhuc dau tram cam va gi nua a8d 6082473

Một số sang thương da trên bệnh nhân COVID-19

Suy thận cấp

Tỉ lệ bệnh nhân bị tổn thương thận cấp (AKI) do COVID-19 khoảng 5%, và lên đến 30% ở bệnh nhân COVID-19 nhập ICU. Nhiều báo cáo cho thấy nhiều bệnh nhân tiến triển thành suy thận mạn sau đó, một số ít t.ử v.ong do suy thận cấp.

Ở những bệnh nhân cần lọc m.áu liên tục trong giai đoạn cấp do tổn thương thận cấp, chỉ có 46% sống sót sau 60 ngày. Trong số đó, chỉ có 84% hồi phục chức năng thận bình thường.

Di chứng nội tiết

Biểu hiện rối loạn nội tiết gồm: nhiễm toan cetone do tăng đường huyết trên người chưa từng chẩn đoán đái tháo đường trước đây, viêm giáp bán cấp Hashimoto và nhiễm độc giáp, bệnh Graves, hay loãng xương.

Di chứng tiêu hóa – gan mật

Tiêu chảy kéo dài do virus xảy ra ở COVID-19 đã được báo cáo. Các nghiên cứu hiện đang đ.ánh giá hậu quả lâu dài của COVID-19 đối với hệ tiêu hóa, bao gồm hội chứng ruột kích thích sau n.hiễm t.rùng và chứng khó tiêu, được quy cho rối loạn hệ khuẩn đường ruột…

Hội chứng viêm đa cơ quan ở t.rẻ e.m (MIS-C)

Các biểu hiện lâm sàng của MIS-C bao gồm sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban da, tổn thương da và niêm mạc, hạ huyết áp và tổn thương tim mạch và thần kinh.

Thời điểm xuất hiện MIS-C hầu hết bệnh nhân âm tính với n.hiễm t.rùng cấp tính nhưng lại dương tính với kháng thể cho thấy rằng MIS-C có thể là kết quả của một phản ứng miễn dịch mắc phải thay vì nhiễm virus cấp tính.

Các khuyến cáo điều trị hiện tại bao gồm liệu pháp điều hòa miễn dịch với globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch, glucocorticoid bổ trợ và aspirin liều thấp. Điều trị chống đông m.áu bằng enoxaparin hoặc warfarin và aspirin liều thấp được khuyến cáo một số trường hợp đặc biệt…

BS PHƯƠNG THY – BS THANH LỊCH – BS HUYỀN TRÂM (BV ĐA KHOA QUỐC TẾ NAM SÀI GÒN)

Tránh nguy cơ yếu liệt nhờ mổ thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn

Bệnh nhân tránh được nguy cơ liệt sau khi thoát vị đĩa đệm tái phát nhờ phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MISS) chỉ mất 10 ml m.áu, vết mổ 2-3 cm.

Chị Thu Hương (34 t.uổi, quận Bình Tân, TP HCM) phải chịu đựng những cơn đau thoát vị đĩa đệm từ khi mới ngoài 20 t.uổi. Chị Hương nhớ lại, chị đi không được, đứng không xong, ngay cả nằm hay ngồi cũng đau dữ dội. Chị uống thuốc, châm cứu liên tục 2-3 tháng vẫn không tiến triển. Ở t.uổi 21, chị Hương từng mổ thoát vị đĩa đệm, song 13 năm sau, những cơn đau lại tái phát.

Qua thăm khám, bác sĩ chuyên khoa I Trần Xuân Anh (Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) chỉ định mổ khiến cho chị Hương lo lắng.

Bác sĩ Trần Xuân Anh cho biết, hơn 10 năm trước, khi nói đến mổ thoát vị đĩa đệm, không ít bệnh nhân đều e ngại hoặc từ chối vì sợ đau, lo tổn thương dây thần kinh, tủy sống và gây liệt. Khi được giải thích về phương pháp phẫu thuật cột sống hiện đại, xâm lấn tối thiểu (MISS) với vết mổ nhỏ 2-3 cm, chỉ mất 10 ml m.áu, chị Hương mới phần nào yên tâm.

Theo bác sĩ Trần Xuân Anh, thoát vị đĩa đệm ở chị Hương có hiện tượng dính bên trong cấu trúc thần kinh và đĩa đệm nên khó khăn hơn phẫu thuật lấy đĩa đệm đơn thuần. Trường hợp này đòi hỏi phẫu thuật viên phải thật cẩn thận để tách xơ, rễ thần kinh và lấy đĩa đệm ra ngoài. Sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ trong quá trình phẫu thuật giúp tăng hiệu quả và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

tranh nguy co yeu liet nho mo thoat vi dia dem it xam lan 99e 6078159

Hình chụp cột sống của bệnh nhân qua hệ thống chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive có khả năng dựng hình 3D.

Bác sĩ Trần Xuân Anh chọn phương án phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MISS) lấy nhân đệm và làm cứng đốt sống bằng phương pháp bắt vít qua da; thay đĩa đệm qua ống nong. Lợi thế của phương pháp này là giúp bệnh nhân bị tổn thương cơ rất ít, vết mổ nhỏ, ít đau đớn và rút ngắn thời gian hồi phục.

Bác sĩ đặt một ống nong đường kính 2,4 cm đi vào cơ thể qua lỗ mở trên da khoảng 3 cm. Bác sĩ dùng kính vi phẫu và máy khoan mài hiện đại, phá bỏ cấu trúc xương và mô sẹo xơ để tiếp cận khối thoát vị. Bước cuối cùng là bóc tách khỏi dây thần kinh, lấy toàn bộ đĩa đệm đã bị mất nước, ghép xương nhân tạo và đưa đĩa đệm nhân tạo vào đúng vị trí thay thế.

Thông qua lỗ mở sẵn có, bác sĩ bắt các vít xuyên qua chân cung cột sống vào thân đốt sống, đặt thanh nối các vít và cố định chúng lại với nhau. Ekip bác sĩ sử dụng hệ thống robot cảnh báo các trường hợp tiếp cận dây thần kinh, bàn mổ có cánh tay C-Arm chụp X-quang liên tục trong quá trình phẫu thuật. Đây chính là trợ thủ để các bác sĩ thực hiện thao tác mà không lo sợ nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh – nguyên nhân gây biến chứng liệt sau mổ thoát vị đĩa đệm. Tất cả các thao tác này đều được kiểm soát trên màn hình, thuận tiện theo dõi cho toàn bộ ekip thực hiện.

tranh nguy co yeu liet nho mo thoat vi dia dem it xam lan 438 6078159

Bác sĩ phẫu thuật thay nhân đĩa đệm cho bệnh nhân.

Ca mổ ít xâm lấn giúp bệnh nhân nhanh phục hồi

“Ca mổ 120 phút chỉ mất khoảng 10ml m.áu, trong khi mổ bằng phương pháp cũ mất khoảng 200 ml m.áu. Cấu trúc cơ và dây chằng cột sống được giữ lại nguyên vẹn, không bị xâm lấn. Bệnh nhân có thể trở lại vận động sớm, giảm tối đa cơn đau thoát vị đĩa đệm”, bác sĩ Xuân nói.

2 ngày sau mổ, chị Hương có thể đi lại tự nhiên, tập các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng phục hồi chức năng. Ngày thứ 5, ổn định vết mổ, chị xuất viện nghỉ ngơi tại nhà.

Bác sĩ Trần Xuân Anh giải thích thêm, hầu hết người bệnh sau khi phẫu thuật cột sống khoảng 2-3 tháng có thể khom cúi người. Thế nhưng, để phòng ngừa các bệnh lý cột sống, bệnh nhân vẫn nên chú ý dùng nẹp cố định và tư thế cúi gập đúng, tránh vặn xoắn thắt lưng, nghiêng người hay khom cúi. 3 tháng một lần chụp phim kiểm tra hệ thống ốc vít. Sau một năm, người bệnh sẽ đ.ánh giá lại về tình trạng hàn xương cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý thường gặp ở độ t.uổi 30-60 và là một trong những nguyên nhân hàng đầu các phẫu thuật cột sống ở người trưởng thành. Đĩa đệm cột sống bị thoái hóa hoặc chấn thương, mất nước nên bị lệch, trượt khiến phần nhân nhầy thoát ra ngoài. Các đốt sống đè lên dây thần kinh gây đau nhức dữ dội, tê bì, mất cảm giác tay chân, không kiểm soát được đại tiểu tiện. Trường hợp nặng, thoát vị đĩa đệm gây teo cơ, nặng nhất là gây tàn phế, người bệnh không thể đi đứng, ngồi hoặc đau đớn khiến không thể vận động, làm việc.

“Thoát vị đĩa đệm không phải là bệnh khó chữa. Bệnh nhân cần phải được tầm soát và xử lý kịp thời bằng các phương tiện hiện đại để đạt được hiệu quả. Với sự phát triển của kỹ thuật y khoa mới, các phương tiện hỗ trợ tân tiến, người bệnh có thể giải tỏa được lo lắng đã cũ về mổ thoát vị đĩa đệm”, bác sĩ Trần Xuân Anh nói thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *