GĐXH – Bệnh nhi bị nghẹt, hoại tử bao quy đầu do người nhà lộn bao quy đầu của bé lên rửa thì bị nghẹt, không lộn xuống được và cũng không can thiệp kịp thời.
Thông tin mới nhất về vụ 3 bố con bị ngạt trong ô tô tại Hải Phòng
GĐXH – Thông tin từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, hiện tại tình trạng của 2 bố con ổn định, tiếp tục được theo dõi và ra viện trong thời gian tới.
Vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhi nam 9 tuổi đến cấp cứu với tình trạng bao quy đầu sưng đỏ, chảy dịch viêm.
Theo người nhà bệnh nhân, do bị hẹp bao quy đầu nên đã đến phòng khám tư để nong hẹp. Sau 2 ngày, người nhà người lộn bao quy đầu của bé lên rửa thì bị nghẹt không lộn xuống được nên gây tình trạng như trên.
Qua thăm khám, bác sỹ chẩn đoán bệnh nhi bị nghẹt bao quy đầu, hoại tử bao quy đầu và tiến hành mổ cấp cứu cắt bỏ bao quy đầu và tổ chức hoại tử. Sau mổ hiện tại bệnh nhân ổn định và tiếp tục được theo dõi, điều trị tại khoa.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu trẻ bị hẹp, nghẹt bao quy đầu, cần được khám sớm
Theo các bác sĩ, hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu phủ trên dương vật bị “dính”, thắt chặt, không thể kéo tuột xuống được. Khoảng 96% trẻ sơ sinh nam khi sinh ra bị hẹp bao quy đầu. Có 2 dạng hẹp bao quy đầu: hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.
– Hẹp bao quy đầu sinh lý: chiếm hầu hết các trường hợp, là do sự phát triển bình thường của các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu.
– Hẹp bao quy đầu bệnh lý: ít gặp hơn (<16%), bao quy đầu bị dính sau khi bị viêm nhiễm, gây sẹo xơ.
Nghẹt bao quy đầu: là tình trạng bao quy đầu không thể kéo lên về bình thường để che phủ quy đầu, bị nghẹt và phù nề, sưng đỏ, nguy cơ hoại tử.
Hẹp bao quy đầu ở đa số trẻ nhỏ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng như sưng, đỏ, đau vùng da quy đầu, rất có thể bị viêm, cần đưa trẻ đi khám gấp để phòng những biến chứng nguy hiểm.
Cách chăm sóc trẻ phòng viêm nhiễm bao quy đầu
Cha mẹ cần biết cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để ngăn ngừa viêm nhiễm gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý.
– Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: chú ý thay tã thường xuyên, tránh bị hăm tã và gây kích ứng da. Rửa bộ phận sinh dục khi tắm mỗi ngày.
– Không nên cố gắng tuột mạnh bao quy đầu của trẻ vì nguy cơ rách, chảy máu, sẽ gây xơ hóa sau này dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.
– Chỉ cần kéo nhẹ nhàng bao quy đầu của trẻ xuống, khi bao quy đầu trẻ đã tuột được (một phần hoặc hoàn toàn), ba mẹ có thể rửa và lau khô.
Sau đó, nhớ kéo bao quy đầu trở lại bình thường phủ lên đầu dương vật, nếu không sẽ gây nghẹt bao quy đầu.
5 điều cần biết khi ăn tỏi để tránh rước họa vào thân
GĐXH – Tỏi không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc quý, nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ khiến cơ thể gặp họa.
Quả đào cực tốt nhưng 4 nhóm người này tốt nhất không nên ăn
GĐXH – Người bị suy nhược cơ thể, nhiều bệnh trong người hoặc chức năng tràng vị kém tốt nhất không nên ăn đào vì sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Loại rau giá rẻ như cho với tác dụng thần kỳ ít người biết