TP HCM kêu gọi đưa trẻ đi tiêm chủng mở rộng

Tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) đề nghị phụ huynh đưa con đi tiêm vaccine sớm theo lịch mời.

tp hcm keu goi dua tre di tiem chung mo rong f08 6088663

Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tiêm vaccine miễn phí một số bệnh truyền nhiễm. Tại họp báo định kỳ, chiều 11/10, ông Nguyễn Hồng Tâm, phó giám đốc phụ trách HCDC cho biết trong đợt cao điểm dịch Covid-19 vừa qua, hoạt động tiêm chủng tại TP HCM “phần nào gián đoạn”. Tuy nhiên, “việc tiêm chủng chậm trễ vài tháng không ảnh hưởng lớn đến khả năng miễn dịch của trẻ”, ông Tâm nói.

Trước đó, HCDC lo lắng Covid-19 khiến tỷ lệ tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm nói chung thấp hơn tiến độ mục tiêu, có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như sởi, quai bị, bại liệt, rubella, viêm gan B… Tuy nhiên, HCDC không nói rõ tỷ lệ này thấp cụ thể là bao nhiêu.

Hồi đầu tháng 10, HCDC đề nghị các cơ sở y tế triển khai sớm lại hoạt động tiêm chủng mở rộng cho trẻ, đồng thời kêu gọi bố mẹ đưa con đi tiêm. Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng như ngừa lao và viêm gan B, thời gian qua vẫn được tiêm cho trẻ mới sinh 1-2 ngày đầu trong bệnh viện.

Để tiêm chủng an toàn, người dân được hướng dẫn đăng ký hẹn theo khung giờ quy định, tránh tập trung đông đúc, đảm bảo 5K. Phụ huynh hoặc trẻ đang trong thời gian cách ly, bao gồm cách ly điều trị Covid-19 hoặc cách ly kiểm dịch hoặc nghi nhiễm, thì không đến điểm tiêm chủng.

Theo ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM, dịch Covid-19 xảy ra là điều không mong muốn, thành phố vẫn cố gắng duy trì tiêm chủng các bệnh thông thường. Khi cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, việc đi lại thuận lợi hơn, thành phố vận động người dân nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tiêm chủng.

“Tất cả cơ sở tiêm chủng của HCDC đã sẵn sàng”, ông Hải nói.

Trước đó, trong một hội thảo, bác sĩ Phạm Quang Thái, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã bày tỏ nỗi lo lắng khi Covid-19 khiến tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng 4 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt của nhiều tỉnh thành phía Nam từ tháng 6 đến nay giảm sâu, đạt 40-50% so với chỉ tiêu.

Tính đến 18h ngày 11/10, TP HCM ghi nhận hơn 410.000 ca Covid-19. Trong ngày 10/10, có hơn 15.000 ca đang điều trị. Số bệnh nhân nặng phải thở máy và ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể) chỉ còn hơn 500; gần 2.000 ca xuất viện, cao hơn số ca nhập viện; 73 ca t.ử v.ong. Như vậy, số ca t.ử v.ong, nhập viện và trở nặng liên tục giảm trong nhiều ngày qua.

Thành phố đã tiêm được trên 7 triệu liều vaccine Covid-19 mũi một và trên 5 triệu mũi hai. Riêng nhóm t.rẻ e.m dưới 18 t.uổi chưa được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vaccine này.

Sữa mẹ có thể là phương pháp điều trị Covid-19 cho người bệnh nặng

Kháng thể Covid-19 có thể tồn tại trong sữa mẹ đến 10 tháng sau khi người mẹ nhiễm bệnh, nhờ đó giúp truyền kháng thể sang con.

Thậm chí, sữa mẹ có kháng thể được kỳ vọng sẽ là phương pháp giúp điều trị Covid-19 cho người bệnh nặng.

Kháng thể trong sữa mẹ khác với kháng thể có trong m.áu của những người đã tiêm vắc xin. Với những người đã tiêm chủng, kháng thể chiếm ưu thế trong m.áu họ là Immunoglobulin G (IgG), theo The Guardian.

sua me co the la phuong phap dieu tri covid 19 cho nguoi benh nang bdf 6072583

Kháng thể Covid-19 có thể tồn tại trong sữa mẹ đến 10 tháng sau khi người mẹ nhiễm bệnh. Ảnh SHUTTERSTOCK

Trong khi đó, sữa mẹ cũng có chứa kháng thể này nhưng số lượng ít hơn. Kháng thể chiếm ưu thế trong sữa mẹ là Immunoglobulin A (IgA). Kháng thể IgA có khả năng bám vào niêm mạc đường hô hấp và đường ruột của trẻ, nhờ đó giúp ngăn ngừa virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Nghiên cứu do các chuyên gia tại bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ) thực hiện. Nhóm nhiên cứu đã lấy mẫu sữa của 75 người phụ nữ khỏi Covid-19. Sau khi phân tích, họ phát hiện 88% mẫu sữa này chứa kháng thể IgA có khả năng t.iêu d.iệt virus SARS-CoV-2.

Miễn dịch Rubella có giúp ngăn virus gây Covid-19 không | BÁC SĨ ƠI số 20

Các phân tích sâu hơn cho thấy cơ thể phụ nữ có thể tiếp tục sản sinh kháng thể trong 10 tháng kể từ khi khỏi bệnh. “Điều này có nghĩa là nếu các bà mẹ tiếp tục cho con bú thì họ cũng đang truyền kháng thể trong sữa của mình cho con”, tiến sĩ Rebecca Powell, người dẫn đầu nghiên cứu, giải thích.

Điều này rất có ý nghĩa với trẻ nhỏ. Các phân tích cho thấy trẻ nhỏ khi mắc Covid-19 ít có nguy cơ tiến triển nặng như người lớn t.uổi. Thế nhưng, khoảng 10% trẻ dưới 1 t.uổi cũng cần được chăm sóc tại bệnh viện nếu không may bị nhiễm Covid-19.

Ngoài ra, bà Powell tin rằng kháng thể IgA chiết xuất từ sữa mẹ có thể được dùng để điều trị cho những người mắc Covid-19 nặng, giúp ngăn bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Kháng thể IgA có khả năng t.iêu d.iệt SARS-CoV-2 trên niêm mạc đường hô hấp. Do đó, kháng thể IgA sẽ được sử dụng dưới dạng phun sương và cho người bệnh hít.

Hiện tại, nhóm của bà Powell đang nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu mức độ sản sinh kháng thể trong sữa mẹ khi người mẹ được tiêm vắc xin, theo The Guardian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *