Kể với bác sĩ, chị T. cho biết do vùng má mình bị hóp, mong muốn có khuôn mặt đầy đặn hơn nên cách đây 5 tháng tìm đến một cơ sở thẩm mỹ tại quận Phú Nhuận để tiêm filler (chất làm đầy).
Ngày 12/10, đơn vị Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ – Bệnh viện (BV) Da Liễu TPHCM, cho biết vừa tiếp nhận xử lý một trường hợp tai biến do tiêm chất làm đầy (hay còn gọi là filler) vào vùng má để tạo khuôn mặt đầy đặn.
Bệnh nhân là cô gái tên N.T.T.T. (23 t.uổi, ngụ tại quận 12) đến khám trong tình trạng ở vùng má bên trái xuất hiện một khối sưng to gây đau nhức.
Chia sẻ với bác sĩ, T. cho biết do thấy vùng má bị hóp và mong muốn có khuôn mặt đầy đặn hơn nên cách đây 5 tháng, cô tìm hiểu và liên hệ đến một cơ sở thẩm mỹ tại quận Phú Nhuận. Tại đây, T. được tư vấn tiêm filler Hàn Quốc với giá 1.700.000đ/1cc. Cô tiêm 2 bên má hết khoảng 3-4cc.
Mặt cô gái sưng phù, phình to sau 5 tháng tiêm filler tại thẩm mỹ viện.
Cách đây ít tuần, vùng má trái bắt đầu sưng to, đau nhức nên chị đã tự mua nhiều loại thuốc kháng sinh, kháng viêm (không rõ loại) để uống. Khối sưng ban đầu có giảm nhưng sau đó lại sưng to khi ngưng thuốc.
Tại BV Da Liễu, các bác sĩ ghi nhận vùng má trái của bệnh nhân căng bóng, sưng to với kích thước 5×5cm kèm đau nhức. Kết quả siêu âm cho thấy có ổ dịch dẫn đến áp xe. Bệnh nhân được chỉ định tiểu phẫu giải áp.
PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Phó Trưởng Khoa Y, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ của BV cho biết, bệnh nhân T. bị n.hiễm t.rùng muộn vùng má trái sau tiêm chất làm đầy.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn muộn theo bác sĩ có thể do filler là hàng rẻ, trôi nổi, không đảm bảo chất lượng. Cũng có thể do quá trình thực hiện kỹ thuật tiêm không được đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối và nhiễm khuẩn này tiềm ẩn trước đó một thời gian mà bệnh nhân không biết, cho đến khi bộc lộ ra thì đã quá to.
Trường hợp này nếu không được xử trí kịp thời, ổ áp xe có thể vỡ ra, để lại sẹo lớn, sẹo xấu cho bệnh nhân. Ngoài ra, những n.hiễm t.rùng vùng mặt nếu không được xử lý sớm và đúng cách, vi khuẩn có thể theo đường m.áu vào các tĩnh mạch trong sọ, hoặc gây n.hiễm t.rùng m.áu rất nguy hiểm.
Bác sĩ tiến hành phẫu thuật, tháo mủ cho bệnh nhân.
Ekip điều trị đã đưa nữ bệnh nhân vào phòng mổ để tháo mủ, lấy ra hơn 100 ml dịch. Các bác sĩ đặt thêm ống dẫn lưu từ khoang có ổ áp xe để dịch tiếp tục chảy ra và băng ép lại.
Bệnh nhân được bơm rửa với chất vô khuẩn, thay băng mỗi ngày trong khoảng 5-7 ngày, sau đó mới có thể khâu vết thương.
“Di chứng để lại cho bệnh nhân có thể là một vết sẹo trên mặt. Tuy nhiên trước khi rạch, chúng tôi cố gắng để vết rạch trùng với nếp gấp tự nhiên để nếu có sẹo thì sẽ giấu được sẹo” – PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm thông tin thêm.
Trước đó, cuối tháng 5 năm, BV Da Liễu TPHCM cũng đã xử lý một trường hợp áp xe má trái do tiêm filler. Đa số trường hợp bệnh nhân bị tai biến thường tiêm ở cơ sở thẩm mỹ không phép, người tiêm không phải là bác sĩ, do vậy dễ dẫn đến những biến chứng rất đáng tiếc như mù mắt, hoại tử, áp xe mủ…
Làm đẹp bằng filler: Cẩn trọng thương tật vĩnh viễn
Filler hay còn gọi là chất làm đầy – là hợp chất có cấu tạo từ acid hyaluronic. Trong đó một số loại filler được dùng trong thẩm mỹ phổ biến như: restylane, juvederm và radiess.
Mặc dù việc cảnh báo tiêm filler làm đẹp từ các spa gây biến chứng hoại tử vùng tiêm, gây mù mắt vĩnh viễn… đã được các phương tiện truyền thông đưa tin cảnh báo, nhưng vẫn còn đó những chị em nhẹ dạ cả tin, gửi cả nhan sắc và tính mạng của mình cho những cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo nên đã phải gánh hậu quả khôn lường…
Trả giá đắt vì tiêm filler làm đẹp từ spa
N.T.H (nữ, 21 t.uổi, Bắc Ninh) đến một cơ sở spa để được tiêm filler nâng mũi. Ngay trong lúc tiêm, H. cảm thấy choáng váng, đau đầu, mờ mắt trái, toàn thân nóng ran rồi chuyển rét run… đã được cấp cứu nhưng không hiệu quả. H. được hướng dẫn đến bệnh viện (BV) gần đó, rồi tiếp tục được chuyển sang BV Mắt Trung ương. Tại đây, H. được chẩn đoán nguy cơ bị mù mắt trái ngay sau khi tiêm filler và chuyển cấp cứu sang Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt Thẩm mỹ, BV Hữu nghị Việt Đức.
Thời điểm cấp cứu tại BV Việt Đức, mắt trái của H. chỉ phân biệt được sáng tối, bệnh nhân (BN) trong tình trạng đau đớn, hoảng loạn, trên da xuất hiện vết tím đen, đe dọa hoại tử da và cơ vùng hốc mắt. Rất may, sau khi được cấp cứu, điều trị thị lực với những biện pháp tân tiến nhất, tình trạng BN dần đi vào ổn định.
Các nhánh mạch thông trở lại và đã bắt đầu đưa mắt đến các tổ chức quanh nhãn cầu, các dấu hiệu hoại tử cũng được cải thiện một phần. Tuy thị lực có cải thiện nhưng không được nhiều, từ chỗ chỉ phân biệt được sáng tối đến chỗ thấy mờ mờ bóng bàn tay. Nhưng vẫn cần có thêm thời gian để có thể khẳng định BN có thoát khỏi mù hay không.
Bệnh nhân có nguy cơ mù mắt sau khi tiêm filler tại một spa.
Trước đó, tại BV Trưng Vương (TP.HCM) cũng cấp cứu cho BN H.N.P. (nữ, 30 t.uổi) được chuyển đến trong tình trạng: Da căng, sưng bầm vùng mũi và mắt trái, có dấu hiệu tắc mạch và hoại tử dẫn đến mù vĩnh viễn. Trước khi được chuyển đến BV Trưng Vương một ngày, bệnh nhân đã được tiêm filler mũi để nâng mũi. Sau khi tiêm khoảng 5 phút P. thấy sưng, đau, đỏ, nhìn mờ, sụp mi… Tiếp đến là bầm da vùng mũi trán bên trái lan rộng… BN được chẩn đoán lúc nhập viện là “theo dõi tổn thương xoang – lấp mạch mắt trái do chất làm đầy”.
Trên đây là các ca cấp cứu điển hình về biến chứng do chất filler. Cảnh báo nguy cơ từ chất filler theo lý thuyết thì rất thấp, chỉ dưới 1%. Tuy nhiên, PGS.TS.Vũ Ngọc Lâm (Giám đốc Trung tâm phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, BV Trung ương Quân đội 108) cho hay, tại trung tâm đã phải tiếp nhận và xử lý rất nhiều ca tiêm filler gây tổn thương mắt, hoại tử vùng tiêm… Thậm chí có những ca tiêm filler nâng ngực tại spa dẫn tới hoại tử hoàn toàn 2 bên ngực. Để xử trí các ca bệnh này, theo PGS.Lâm là rất nan giải.
Một ca hoại tử sau tiêm filler.
Hinh ảnh Xquang và CT cho thấy phổi đông đặc, xuất huyết nhiều dẫn đến t.ử v.ong của một bệnh nhân sau khi tiêm filler nâng ngực tại cơ sở không đảm bảo.
Chất filler là gì?
Filler hay còn gọi là chất làm đầy – là hợp chất có cấu tạo từ acid hyaluronic. Trong đó một số loại filler được dùng trong thẩm mỹ phổ biến như: restylane, juvederm và radiess. Một số thành phần khác có thể gặp trong các chất làm đầy bao gồm: collagen, acid lactic, calci poly-L-hydroxylapatite.
Đây là một chất được ngành thẩm mỹ dùng để tiêm vào da, tạo khối mô dày dưới nếp nhăn. Mục đích là làm phẳng da hay tăng thể tích một bộ phận nào đó của cơ thể trong thời gian ngắn, như các vùng cần nâng độn: Vùng ở mặt (mũi, gò má, môi, thái dương, quai hàm, cằm); ngực; mông; tạo hình đường cong mà không cần phẫu thuật… Chất này là giải pháp thay thế cho silicon lỏng đã bị cấm từ năm 1990. Sau khi tiêm chất làm đầy có hiệu quả trong vòng từ 4-6 tháng, tối đa là 18-24 tháng. Sau đó nếu muốn duy trì làm đẹp thì cần tiếp tục tiêm. Do đó chi phí làm đẹp cho biện pháp này tương đối cao.
Nguyên nhân gây biến chứng?
Một trong những nguyên nhân gây biến chứng là kỹ thuật tiêm: Tiêm không đúng kỹ thuật, tiêm nhanh với áp lực tiêm mạnh vào nhánh của động mạch mắt, thì áp lực tiêm sẽ khiến filler đi ngược dòng m.áu. Từ đó, chất tiêm bị đẩy ngược lại vào động mạch mắt, trong đó có động mạch trung tâm võng mạc. Hoặc tiêm nhầm vào mạch m.áu sẽ gây tắc mạch, từ đó dẫn đến hoại tử vùng mô mà mạch m.áu bị tắc nuôi dưỡng. Hoặc khi tiêm quá liều có thể gây căng da, chèn mạch m.áu gây thiếu m.áu các cơ qua lân cận, gây hoại tử mũi. Đối với trường hợp bị biến chứng gây mù mắt, mặc dù không phải tiêm filler vào mắt, nhưng khi tiêm chất này vào vùng mũi có thể dẫn đến phù nề, chèn ép gây hoại tử tại chỗ, từ đó ảnh hưởng đến vùng xung quanh, gây tắc động mạch trung tâm võng mạc, tăng nhãn áp, từ đó gây mù lòa… Tương tự, khi tiêm filler để nâng ngực (hoặc độn mông) có thể chất này chèn ép gây tắc mạch, vỡ mạch, chèn ép các mô gần vùng tiêm, gây tắc tuyến sữa, biến dạng tuyến sữa… dẫn đến biến chứng tím bầm quanh vùng được tiêm và hoại tử.
Một ca đến bệnh viện để xử lý tình trạng hoại tử vùng mũi sau khi tiêm filler tại một spa.
Đối với nam giới, khi sử dụng kỹ thuật tiêm filler vùng d.ương v.ật nhằm cải thiện kích thước “cậu nhỏ”, có thể gặp biến chứng gây tắc mạch, hoại tử thể hang, thể xốp, biến dạng d.ương v.ật… Lúc này thì “tiền mất tật mang; chữa lợn lành thành lợn què”.
Một nguyên nhân nữa gây biến chứng, đó là do n.hiễm t.rùng: Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra nếu quy trình tiêm không tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn. Mỗi loại filler lại được chỉ định dùng cho mỗi vùng khác nhau. Nếu sử dụng sai loại cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề.
PGS.Lâm khuyên, để an toàn nhất, nên tìm đến các bệnh viện có trung tâm thẩm mỹ, với các bác sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm để được tư vấn và thực hiện kỹ thuật tiêm chất này.