Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các bề mặt ở cửa hàng tạp hóa thế nào?

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Canada nói rõ nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các bề mặt ở cửa hàng tạp hóa.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Guelph ở Ontario (Canada) thu thập 957 mẫu xét nghiệm tại 4 cửa hàng tạp hóa trong hơn một tháng. Theo nghiên cứu, không mẫu nào cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Điều đó có nghĩa là các bề mặt dễ chạm vào như tay cầm của giỏ hàng hoặc cửa tủ đông sẽ an toàn khi chạm vào và các cửa hàng đã tuân theo quy trình làm sạch tốt.

nguy co lay nhiem covid 19 tu cac be mat o cua hang tap hoa the nao b87 6092524

Ông Maria Corradini, Phó Giáo sư về khoa học thực phẩm cho biết: “Chúng tôi tin rằng làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc kết hợp với việc đeo khẩu trang sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây truyền từ các bề mặt trong cửa hàng tạp hóa sang người”.

Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng loại virus này có thể tồn tại trên các bề mặt trong nhiều giờ hoặc thậm chí vài ngày, khiến nhiều người phải đeo găng tay khi đi mua sắm.

Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu không chỉ lấy mẫu phẩm từ tay cầm của xe đẩy và giỏ hàng tạp hóa mà còn kiểm tra các thiết bị đầu cuối thanh toán, băng chuyền ở quầy thanh toán, bề mặt xung quanh quầy bán đồ ăn nhanh cũng như tay cầm bằng nhựa và kim loại trong các khu vực thực phẩm đông lạnh. Sau đó, họ làm xét nghiệm PCR ( phản ứng chuỗi polymerase) để tìm RNA của virus.

Theo Phó Giáo sư Corradini, những kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 cho thấy nếu các cửa hàng thực hiện tốt quy trình vệ sinh thường xuyên và theo dõi sức khỏe của nhân viên cửa hàng, thì nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ các bề mặt thường tiếp xúc nhiều trong cửa hàng tạp hóa là thấp.

Các tác giả nghiên cứu cũng nhận định nghiên cứu này củng cố thêm những phát hiện trước đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ. Mặc dù việc truyền COVID-19 qua các bề mặt là khả thi, nhưng điều này khó xảy ra vì virus SARS-CoV-2 thường lây lan qua các giọt b.ắn hoặc lây truyền qua đường không khí từ những người bị nhiễm bệnh, theo CDC.

Được biết, gần đây nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Current Research in Food Science (CRFS).

Israel thử nghiệm phương pháp xét nghiệm PCR bằng nước bọt

Bộ Y tế Israel ngày 7/10 đã công bố chương trình thử nghiệm phương pháp xét nghiệm PCR nhằm phát hiện bệnh COVID-19 qua mẫu nước bọt, thay vì dùng tăm bông lấy dịch mũi khiến đa số mọi người đều cảm thấy khá khó chịu như hiện nay.

israel thu nghiem phuong phap xet nghiem pcr bang nuoc bot 3c6 6080813
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho hành khách tại sân bay quốc tế Ben Gurion ở Lod, Israel. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, phương pháp xét nghiệm COVID-19 mới cũng sẽ cho kết quả nhanh hơn, chỉ mất khoảng 45 phút. Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế sẽ lấy mẫu theo cả hai cách, dịch mũi và nước bọt, sau đó so sánh kết quả với nhau trên các tiêu chí, bao gồm tính chính xác, an toàn và sự thoải mái. Sau đó, các cơ quan chức năng sẽ xem xét kết quả để quyết định có sử dụng phương pháp mới thay thế hoàn toàn cho phương pháp cũ hay không.

Phương pháp mới do Tiến sĩ Amos Danielli thuộc Đại học Bar Ilan nghiên cứu, với sự trợ giúp của phòng thí nghiệm thuộc Bộ Y tế và một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) thuộc Bộ Quốc phòng Israel

Xét nghiệm PRC bằng nước bọt đã được đưa vào thử nghiệm kể từ tuần này tại trạm xét nghiệm lưu động ở quảng trường Rabin, trung tâm thành phố Tel Aviv và sẽ kéo dài trong nửa tháng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *