Thường xuyên vận động, ăn uống đủ chất, đúng cách và tăng cường vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho bản thân và gia đình, góp phần phòng tránh dịch bệnh.
Bên cạnh đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)1, dịch Covid-19 khó có thể bị xóa bỏ hoàn toàn, mà sẽ trở thành một “người bạn bất đắc dĩ” trên toàn cầu trong thời gian tới. Như vậy, bên cạnh việc tiêm vắc-xin và thực hiện đầy đủ biện pháp 5K, chìa khóa để chung sống an toàn cùng Covid-19 là chủ động trang bị cho mình một sức khỏe thật vững vàng.
Không cần “đao to búa lớn”, chỉ với việc thực hiện đều đặn 3 quy tắc “nhỏ mà có võ” sau đây, chúng ta có thể nâng cao sức đề kháng, tự tin với sức khỏe vững vàng tiến vào trạng thái bình thường mới.
Vận động bất cứ khi nào có thể
Hoạt động thể chất được chứng minh có khả năng làm tăng nồng độ các globulin miễn dịch như IgA, IgG, IgD,… giúp huy động các tế bào miễn dịch của cơ thể, tạo “chốt chặn” hạn chế virus “xâm nhập” vào sâu bên trong cơ thể.
Tăng cường vận động thực ra không hề khó như ta tưởng. Hình thức dễ áp dụng nhất là cứ sau 25 phút tập trung làm việc, chúng ta hãy dành 5 phút xả hơi, đi lại hay tập vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng. Khoảng thời gian 5 phút “vàng” này còn giúp “sạc pin” não bộ, tăng cường tập trung trong 25 phút làm việc tiếp theo. Đây chính là cơ chế tuyệt vời của phương pháp đồng hồ “cà chua” Pomodoro nổi tiếng mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng.
5 phút xả hơi và giãn cơ giữa giờ làm việc có ích cho việc tăng cường đề kháng
Nếu muốn mở rộng thêm bài tập, chúng ta có thể chọn leo cầu thang bộ thay vì đi thang máy lên chung cư, văn phòng. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, mỗi khi leo được một tầng cầu thang, t.uổi thọ sẽ tăng thêm 10 giây. Như vậy, chỉ với 15 phút leo cầu thang mỗi ngày, liên tục trong 20 – 30 năm, chúng ta sẽ tặng cho bản thân thêm 3 năm t.uổi thọ.
Khi muốn nâng cao cấp độ, chúng ta có thể tìm cho mình một môn thể thao yêu thích như: chạy bộ, đạp xe…. Ban đầu, ta có thể tập với cường độ vừa phải 15 – 20 phút/buổi tập, 2 – 3 buổi/tuần, sau đó nâng dần lên 30 – 45 phút/buổi, 3 – 5 buổi/tuần.
Uống nước đủ và đúng cách
Tất cả các phản ứng của “nhà máy” cơ thể đều là phản ứng thủy phân, do đó chúng ta cần một lượng lớn nước để cơ thể có thể “vận hành” trơn tru. Nước ấm sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thải độc tố giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Uống nước khi đói còn giúp cân bằng hệ bạch huyết, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch để chống chọi với bệnh tật.
Để tính lượng nước cần thiết hàng ngày, chúng ta có thể áp dụng công thức đơn giản sau: cân nặng (kg) x 0,033 = lượng nước cơ thể cần (lít). Ví dụ, nếu bạn nặng 55kg, thì bạn cần uống: 55kg x 0,033=1,82 lít/ngày.
Chúng ta cũng cần lưu ý 4 thời điểm “vàng” để bổ sung nước trong ngày: sau khi ngủ dậy, trước khi ăn một tiếng, trước khi đi tắm và trước khi đi ngủ.
Uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy giúp cơ thể bù lại lượng nước đã mất trong khi ngủ, thúc đẩy tiêu hóa và thải độc
Cách uống nước đúng là uống từng ngụm nhỏ, ngậm khoảng 2 – 5 giây trong miệng sau đó nuốt chậm rãi. Đây là cách hấp thu nước từ từ, ngăn dòng nước di chuyển quá nhanh vào thận, gây tổn hại đến dạ dày.
Ăn uống đủ chất và tăng cường vitamin C
70% sức khỏe của hệ miễn dịch phụ thuộc vào hệ tiêu hóa. Do đó, cân bằng dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp tăng cường sức đề kháng.
Chúng ta cần thiết lập chế độ ăn lành mạnh, cân đối 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, lipid, vitamin và khoáng chất. Trong đó, vitamin C là một vi chất có vai trò quan trọng, giúp cải thiện sự hấp thụ sắt từ thực phẩm, tăng khả năng sản sinh bạch cầu trong m.áu. Nhờ vitamin C, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động tốt để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Vitamin C còn hỗ trợ quá trình hình thành collagen, giúp nhanh lành các mô bị tổn thương cũng như làm chậm tốc độ lão hóa.
Mặc dù rất cần thiết cho sức khỏe, cơ thể con người lại không thể tự sản sinh hoặc tổng hợp vitamin C mà cần phải được cung cấp thông qua các loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, cách chế biến nhiệt độ cao như luộc, xào rau củ trong mâm cơm Việt hàng ngày dễ khiến vitamin C nhanh bị bốc hơi. Chưa kể, vào thời điểm dịch bệnh phức tạp, việc mua rau, củ, quả cũng khó đầy đủ và đa dạng như trước. Vì vậy, bổ sung các chế phẩm chứa vitamin C được xem là lựa chọn hợp lý trong thời buổi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, các hoạt động đi lại khi không cần thiết cần hạn chế như hiện nay.
Trên thị trường, các loại thuốc bổ sung vitamin C được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế khác nhau như dạng sủi, dạng siro, viên nang. Trong đó, vitamin C dạng viên sủi có nhiều ưu điểm hơn cả. Nhờ tốc độ hòa tan mau chóng trong nước, nên khi vào dạ dày, viên sủi sẽ có tác dụng nhanh hơn rất nhiều so với các dạng thuốc không sủi bọt. Ngoài ra, dạng sủi sau khi được hòa tan theo đường uống cũng giúp vi chất được phân bố đều khắp dạ dày, ít nguy cơ tích tụ thuốc như dạng viên nén, hạn chế tình trạng kích ứng dạ dày do nồng độ vitamin C tập trung tại một vị trí quá cao. Hiện nay, nhiều người dùng ưa chuộng loại viên sủi vitamin C nhập khẩu từ Pháp nhằm bổ sung vitamin C kịp thời, giảm mệt mỏi, tăng cường đề kháng….
Vitamin C dạng viên sủi thường có vị ngọt và hương hoa quả thơm mát, dễ uống ngay cả với t.rẻ e.m và người lớn t.uổi.
Hy vọng 3 quy tắc đơn giản và hiệu quả nêu trên sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng, tự tin chung sống an toàn cùng Covid-19 trong trạng thái bình thường mới.
Để tìm hiểu thêm về việc bổ sung vitamin C đúng cách, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Cậu bé chỉ ăn bánh mì và sữa chua suốt 10 năm vì… sợ thức ăn
Trẻ khi bước vào t.uổi dậy thì cần chế độ ăn uống đủ chất. Tuy nhiên, cậu bé Ashton Fisher, 12 t.uổi, lại mắc chứng sợ thức ăn.
Ashton sợ mọi loại thức ăn và chỉ ăn bánh mì lát, sữa chua trái cây trong 10 năm qua.
Cậu bé Ashton Fisher ở Anh mắc chứng sợ hãi thức ăn, chỉ ăn được bánh mì lát và sữa chua trong suốt 10 năm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cậu bé Ashton sống với gia đình ở hạt Norfolk (Anh). Ngay từ khi mới 2 t.uổi, bé Ashton đã bắt đầu sợ hãi thức ăn. Khi bố mẹ đưa bất kỳ thực phẩm gì ra trước mặt thì Ashton đều quấy khóc, theo Oddity Central.
Thế nhưng, chỉ có 2 loại thực phẩm mà em không sợ là bánh mì lát hiệu Warburtons và sữa chua Munch Bunch vị dâu hoặc chuối. Suốt 10 năm qua, bé Ashton chỉ ăn 2 loại thực phẩm này.
Cậu bé mắc chứng ám ảnh sợ hãi với thức ăn. Gia đình không ai biết chính xác nguyên nhân của chứng bệnh này. Tuy nhiên, bà Cara, mẹ của Ashton, cho rằng có thể chứng trào ngược mỗi khi ăn của Ashton khi còn nhỏ đã kích hoạt chứng ám ảnh sợ hãi này.
Khi thấy thức ăn trước mặt, cậu bé sẽ sợ hãi, thậm chí hoảng loạn. “Chúng tôi rất lo lắng cho Ashton vì thằng bé không ăn được đủ những dưỡng chất cần thiết”, bà Cara chia sẻ.
Trong dịp Giáng sinh hay các kỳ nghỉ lễ, gia đình chưa bao giờ có một bữa tối thịnh soạn và bình thường được. Nếu bày trên đầy đủ thức ăn, Ashton sẽ hoảng sợ và không chịu được mùi của những món đó.
Chứng ám ảnh sợ hãi với thức ăn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động ngoài xã hội của Ashton. Cậu bé không thể ăn cùng bạn bè tại trường học hay đến dự các buổi liên hoan, sinh nhật.
Vì nhận thấy sự bất thường ở con nên bố mẹ Ashton đã đưa cậu bé đến khám bác sĩ. Ban đầu, nhiều bác sĩ chẩn đoán nhầm là bé Ashton bị kén ăn. Do đó, cậu bé lại được giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng.
Bà Cara cho rằng những chẩn đoán sai này đều mất thời gian. Dù biết nguyên nhân bất ổn của con không phải là do chứng kén ăn thông thường nhưng bà không biết làm gì hơn.
Cho đến tận tháng 7.2021, bố mẹ đã đưa bé Ashton đến gặp bác sĩ chuyên khoa rối loạn ăn uống Felix Economakis. Sau khi kiểm tra bệnh sử của Ashton, bác sĩ Economakis chẩn đoán cậu bé mắc chứng rối loạn tiêu thụ thực phẩm hạn chế (ARFID).
Qua quá trình điều trị, ông đã giúp bé Ashton ăn được một số loại thức ăn mới. Hiện tại, cậu bé đã có thể ăn được bánh mì thịt nguội, món nướng, khoai tây chiên và gà rán.
Sợ thức ăn là tình trạng hiếm gặp và bé Ashton không phải là trường hợp duy nhất. Trước đó, truyền thông Bỉ cũng đưa tin về một người đàn ông nước này chỉ ăn khoai tây chiên trong suốt 32 năm, theo Oddity Central.