Chuyên gia y tế công cộng cho rằng, TPHCM đủ cơ sở để mạnh dạn mở cửa, sống chung với Covid-19 tương tự nhiều nước châu Âu hay Singapore vì đã bao phủ vaccine sau khi trải qua đợt bùng dịch nặng.
Singapore và châu Âu, bài học cho TPHCM
Mạnh dạn mở cửa phục hồi phát triển kinh tế, vẫn đảm bảo an toàn cho người dân là thông điệp được PGS. TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TPHCM trình bày tại hội thảo khoa học về “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội” TPHCM giai đoạn 2022-2025 tổ chức ngày 16/10.
PGS Dũng khẳng định muốn sống chung một cách an toàn với Covid-19, phải đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ vaccine. Và cách để đạt được miễn dịch cộng đồng bền vững chính là chấp nhận sống chung với Covid-19.
Ông cho rằng khi mở cửa, số ca mắc Covid-19 tăng là điều không ai mong muốn nhưng phải chấp nhận. Vaccine sẽ giúp giảm đáng kể tỷ lệ ca chuyển nặng và t.ử v.ong. Với tỷ lệ bao phủ vaccine ở mức cao, đơn cử như TPHCM đã có hơn 98% người trưởng thành tiêm mũi một, 75% tiêm đủ 2 mũi, số ca nặng, t.ử v.ong thực tế giảm rõ rệt.
Ông Dũng chia sẻ trước đây khi dịch bạch hầu xảy ra trên thế giới, có nghiên cứu cho thấy cùng là t.rẻ e.m đã được tiêm vaccine phòng bệnh, nhưng trẻ sống trong môi trường không có bệnh bạch hầu nhạy cảm hơn với bệnh so với trẻ sống trong môi trường có bệnh bạch hầu.
Với dịch Covid-19, mỗi quốc gia có hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên ví dụ trên hàm ý miễn dịch cộng đồng có được sau khi tiêm vaccine đạt được trong môi trường có dịch có thể bền vững hơn.
PGS. TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, ĐH Y dược TPHCM (Ảnh: HMC).
PGS Đỗ Văn Dũng lấy ví dụ Singapore là nước kiểm soát tốt dịch trong thời gian dài, điển hình cho mô hình “ngây thơ Covid” (Covid-naive), thuật ngữ chỉ các quốc gia có rất ít ca nhiễm trước khi có vaccine như Australia, New Zealand. Singapore bắt đầu mở cửa khi tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi hiện đã đạt tới 83% dân số. Tuy nhiên, khi mở cửa, nước này nhận thấy số lượng ca nhiễm nhanh chóng tăng vọt gấp nhiều lần so với trước đây do biến chủng Delta lây lan mạnh nên rụt rè rút chân lại.
Ngược lại, nhiều nước châu Âu từng chịu những đợt dịch nặng nề, nay đã hoàn toàn sống chung với Covid-19 sau khi bao phủ vaccine. Nếu TPHCM áp dụng cách tiếp cận như Singapore sẽ đối diện tình trạng mở ra, đóng lại. Trong khi đó, TPHCM cũng đã trải qua đợt bùng dịch nặng, nên chấp nhận sống chung với Covid-19 vì TP có đủ cơ sở để đạt miễn dịch tốt hơn so với những nước “ngây thơ Covid”.
PGS Dũng nhấn mạnh dù đã tiêm vaccine, người dân vẫn phải áp dụng các biện pháp 5K, có tinh thần cảnh giác với dịch bệnh để tự bảo vệ bản thân. Ông cũng cho rằng không cần cách ly tập trung F1 nếu người đó đã tiêm đủ vaccine.
“Muốn có miễn dịch bền vững thì phải chấp nhận sống chung sau khi đã tiêm vaccine, thực hiện biện pháp 5K và luôn luôn cảnh giác. Chúng ta phải tin vào khoa học”, chuyên gia y tế công cộng của ĐH Y Dược TPHCM nhấn mạnh.
Người dân TPHCM đi dạo trên phố đi bộ Nguyễn Huệ sau khi các quy định giãn cách được nới lỏng (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Đầu tư cho y tế tuyến dưới để sẵn sàng đối phó nguy cơ trong tương lai
Cũng tại hội thảo, PGS. TS Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, chia sẻ cần một chiến lược dài hạn đầu tư vào hệ thống y tế cơ sở, bác sĩ gia đình để có thể chống dịch một cách bền vững và đối phó với những dịch bệnh khác có thể xảy ra trong tương lai.
PGS Hiệp dẫn chứng những quốc gia nào có mạng lưới bác sĩ gia đình tốt, người dân nước đó có t.uổi thọ trung bình cao, giảm tắc nghẽn hệ thống y tế.
Ông Hiệp cho rằng xu hướng chung của thế giới là chăm sóc sức khỏe tại nhà, không ai mong muốn phải vào bệnh viện. Vấn đề tương tự trong dịch Covid-19 là F0 muốn được cách ly ở nhà nhưng vẫn được theo dõi sức khỏe sát sao, được cung cấp thuốc men đầy đủ.
Ngược lại, không chỉ riêng Covid-19 mà với cả những loại bệnh khác, khi bệnh nhân đều dồn lên bệnh viện tuyến trên sẽ gây nên tình trạng quá tải, dẫn đến tăng tỷ lệ t.ử v.ong. Trong khi đó, chi phí điều trị ở bệnh viện tuyến trên luôn đắt đỏ hơn nhiều lần so với tuyến cơ sở.
Do đó, PGS Hiệp đề xuất TPHCM cần có chính sách đầu tư đúng mức cho hệ thống y tế cơ sở. Khi các cơ sở y tế tuyến phường xã, phòng khám tư được hoạt động cơ chế theo bác sĩ gia đình, đây sẽ là nơi khám chữa bệnh ban đầu cho người dân để họ có thể tiếp cận dịch vụ y khoa ngay trong khu vực của mình, không phải vào bệnh viện.
PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phát biểu (Ảnh: HMC).
Vai trò của bác sĩ gia đình là nắm bắt hồ sơ sức khỏe của từng người dân, gia đình ở khu vực, sẽ kết nối với bác sĩ chuyên khoa ở bệnh viện tuyến trên khi cần thiết để thăm khám cho bệnh nhân. Nếu làm được việc này, các bệnh viện tuyến cuối sẽ giảm tải rất nhiều, chỉ tập trung điều trị chuyên sâu, không phải gánh cả các bệnh thông thường.
PGS Hiệp dẫn chứng ở một số nước phát triển như Singapore, hơn 60% tỷ lệ người hành nghề bác sĩ là bác sĩ gia đình. Trong khi đó, bất cập tại Việt Nam là phần lớn nhân viên y tế lại không muốn làm bác sĩ gia đình vì không có cơ chế. Thêm vào đó, nhiều người dân nào lại mất lòng tin vào y tế cơ sở.
Do đó, TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung cần có chính sách đầu tư vào mạng lưới y tế cơ sở, bác sĩ gia đình để mô hình chăm sóc y tế phát triển theo đúng mô hình kim tự tháp từ đáy. Còn hiện tại, xu hướng tại Việt Nam nói chung lại là hình tháp ngược khi sự đầu tư tập trung cho các bệnh viện tuyến cuối nhưng tình trạng quá tải vẫn không được giải quyết.
PGS Hiệp cũng nhấn mạnh việc phòng bệnh phải xuất phát từ từng cá thể trong cộng đồng. “Đã tiêm vaccine rồi vẫn phải thực hiện 5K, ngoài ra cần tăng cường xịt, rửa mũi, họng đúng cách như thói quen rửa tay vì đây là bệnh hô hấp”, Hiệu trưởng ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch nói.
Mong ngày hết dịch để tiếp tục những cuộc hành trình
Trước dịch Covid-19, đôi khi chúng ta chần chừ, hẹn khi nào rảnh, hẹn đủ t.iền sẽ đi. Và giờ thì tiếc nuối.
Hãy ở nhà tuân thủ giãn cách, dịch bệnh qua đi và chúng ta sẽ tiếp tục những cuộc hành trình…
Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, khi dừng chân ở Động Phong Nha, Quảng Bình, tôi tâm đắc với tấm bảng ghi dòng chữ: “Bạn không lấy gì của tôi ngoài những tấm ảnh. Bạn không để lại gì cho tôi ngoài những dấu chân”. Sau này câu này có rất nhiều nơi, tại các điểm du lịch.
Phố cổ Isadong, Seuol, Hàn Quốc
Cũng từ đó cho đến trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát toàn cầu, việc đi đến thăm thú một đất nước nào đó rất dễ dàng. Từ Việt Nam đi các nước láng giềng như Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore…bạn chỉ cần hộ chiếu trên tay. Các nước như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc… thì cần visa và t.iền tiết kiệm ở ngân hàng theo quy định từng nước. Sang trọng và có điều kiện hơn thì đi Dubai, Châu Âu hoặc qua Mỹ chẳng hạn.
Cung điện Hoàng gia Campuchia
Những ngày như thế, chỉ cần một chuyến xe từ TP.HCM đến Tây Ninh, qua cửa khẩu Mộc Bài là đến Campuchia, và cứ thế, khi mặt trời lặn là tới Siêm Rệp, để sáng hôm sau đặt dấu chân trên thành quách cổ Ankor Wat. Là chuyến bay khoảng 2 giờ đồng hồ đã tới Thái Lan, để nao nức tận hưởng cái cảm giác ở thành phố Pattaya, đi thăm vô số chùa chiền nơi này. Hay ngồi trên chuyến xe qua Lào, bắt gặp một không gian sống khác và rất ớn khi món ăn tối ngày chỉ là xôi chẳng hạn.
Những chuyến đi như lên chuyến bay ngủ non giấc đã tới phi trường Changi của Singapore, để ngạc nhiên khi gặp sân bay đẹp như công viên với muôn ngàn cỏ cây hoa lá.
Động Ba Tu, Malaysia
Nhớ những ngày ngồi đợi ở phi trường, đến thành phố lạ buổi sáng sớm, rồi để lại dấu chân mình trên những con phố rất xa, những dấu chân chỉ có thể một lần duy nhất trong đời để lại. Nhớ những con đường đầy bóng cây xanh ở Singapore, những xa lộ xe nối đuôi nhau không ngớt ở Thái Lan, những chiếc xe đạp nhiều màu sắc ở Maccata (Malaysia)…
Những ngày đó, đôi khi chần chừ lời hẹn. Hẹn khi nào rảnh sẽ đi, hẹn đủ t.iền sẽ đi. Vô số lý do để từ chối cuộc hành trình. Tỉ dụ như giữa năm 2019, tôi đề nghị hai vợ chồng người bạn đi một chuyến Hàn Quốc, anh chần chừ hẹn để năm 2020 sẽ đi. Giờ thì anh tiếc nuối vì không biết đến bao giờ có thể đi Hàn Quốc, khi mà gần hai năm, dịch bệnh Covid 19 đã ngăn trở những bước chân. Cũng vậy, tôi lên kế hoạch tổ chức một đoàn anh em văn nghệ sĩ đi Campuchia vào tháng 3/2020. Rồi chuyến đi cho mãi đến nay không thể nào thực hiện được.
Bưu điện TP.HCM
Không chỉ ở nước ngoài, những cuộc hành trình Tây Bắc, về miền Trung hay vào phương Nam đều là những chuyến đi đầy cảm xúc. Nói chi xa, vào TP.HCM những ngày yên bình, một lần ghé đến đôi khi chỉ để thức dậy cùng phố, để ra nhà thờ Đức Bà vào buổi sáng ngắm nhìn đàn bồ câu ríu rít níu chân người. Là chen vui vào chợ Bến Thành, hay ghé ngồi ở một công viên hoặc loanh quanh dạo bước ở Thảo Cầm Viên. Hay xuôi về miền Tây, đi trên chiếc xuồng nhỏ giữa mênh mông xanh ở rừng tràm Trà Sư, mờ sáng đi chợ nổi Cái Răng, hay ghé Bạc Liêu vào thăm nhà công tử Bạc Liêu, người giàu của trăm năm trước.
Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ
Ngược ra Bắc, bạn đã từng chậm bước chân ở Hồ hoàn Kiếm vào mùa thu Hà Nội, phóng xe ra tận huyện Đông Anh tận ngắm nơi kể câu chuyện Thành Cổ Loa… Và nữa là đến Mù Cang Chải vào mùa lúa chín, đến Hà Giang mùa hoa tam giác mạch hay tới thác Bản Giốc xa xôi gặp ngọn thác hùng vỹ giữa hai đất nước.
Mù Cang Chải, Yên Bái
Những cảm xúc trong cuộc hành trình, lưu lại được chính là những tấm ảnh. Đôi khi là cái gì đó vu vơ mà dẫu thời gian đã trôi qua rất lâu, khi mở ra xem lại, dù chỉ là con phố với những ngôi nhà, là những hàng cây, là những người dân, là con thuyền trên sông…và cả chính bạn, người có mặt trong cuộc hành trình, người để lại dấu chân.
Sa Pa, Lào Cai
Đó là ngày hôm qua, những ngày bình yên, những ngày các sân ga rộn ràng đưa khách đi và đến. Là những ngày những chuyến bay luôn nối liền những nơi chốn, và là những cuộc hành trình không ngừng không nghỉ. Những ngày này, tôi vẫn mong và tin chắc rằng dịch bệnh Covid 19 sẽ được khống chế, hãy ở nhà, tuân thủ quy định, để rồi chúng ta bắt đầu lại với những cuộc hành trình.
Mong một ngày được để lại những dấu chân…