Trong giấy tờ làm căn cứ hưởng BHXH đối với người lao động điều trị COVID-19 là một lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ cần đến tái khám…
Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành; Các bệnh viện trường Đại học; Ban chính sách xã hội – BHXH Việt Nam về việc cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động
Tại văn bản này Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết đã nhận được Công văn số 2989/BHXH-CSXH về việc hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng BHXH đối với người lao động điều trị COVID-19.
Người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ cần đến tái khám… Ảnh minh hoạ
Trong đó, BHXH Việt Nam phản ánh về việc một số cơ sở y tế đã cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và giấy tờ khác để làm căn cứ hưởng BHXH đối với người lao động, chỉ định cho bệnh nhân điều trị ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám, chữa bệnh chưa đúng quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT.
Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của người lao động và thực hiện theo đúng quy định, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị triển khai thực hiện các nội dung sau:
– Việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thực hiện theo đúng quy định tại Chương IV, các mẫu quy định tại phụ lục của Thông tư số 56/2017/TT-BYT;
– Một lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định
Đối với các hồ sơ, giấy tờ không theo mẫu quy định do các cơ sở khám, chữa bệnh đã cấp cho người lao động nghỉ ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám bệnh, chữa bệnh và cấp các giấy tờ khác mà BHXH đã tiếp nhận, Ban Chính sách xã hội – BHXH Việt Nam phối hợp chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn người lao động hoàn thiện hồ sơ và xem xét, giải quyết chế độ BHXH theo đúng các quy định.
Tôi nên làm gì sau khi biết mình là F1?
Sau khi đọc báo về ca nhiễm mới và thông báo tìm người, tôi phát hiện mình là F1 do đi cùng chuyến bay với bệnh nhân, vậy tôi phải làm gì tiếp theo? (An, Hà Nội)
Trả lời:
Nếu bạn là người có tiếp xúc trực tiếp với người mắc Covid-19 hoặc người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, hãy nhớ rằng việc lây nhiễm nCoV không phải là lỗi của ai. Ai cũng có thể mắc Covid-19 bất kể chủng tộc, giới tính, độ t.uổi…
Dưới đây là hướng dẫn sau khi phát hiện bản thân là F1 (tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19)
– Gọi điện thông báo với cơ quan y tế địa phương về việc bạn có tiếp xúc trực tiếp với người mắc Covid-19
– Nếu bạn bắt đầu có các triệu chứng của Covid-19, hãy gọi điện tới trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn.
– Tuân thủ cách ly tại các địa điểm cách ly tập trung theo thời gian quy định của chính phủ.
Từ ngày 5/5, theo quy định mới của Bộ Y tế, tăng thời gian cách ly tập trung từ 14 lên 21 ngày. Tổng số lần lấy mẫu xét nghiệm nCoV là 5 lần. Riêng người tiếp xúc gần hoặc đi cùng phương tiện với ca Covid-19, phải xét nghiệm nCoV 6 lần.
Sau khi hoàn thành cách ly tập trung, cách ly tại nơi cư trú thêm 7 ngày dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương và trung tâm y tế quận, huyện.
Hãy tuân thủ những hướng dẫn này để bảo vệ chính bạn và những người khác.
Hành khách khai báo y tế và chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm sau khi xuống máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Hữu Khoa