Nước cốt dừa là gì?
Cùi dừa mềm màu trắng được nạo nhuyễn, sau đó ngâm và nhồi với nước, vắt lấy phần chất lỏng đậm đặc, sánh mịn có màu trắng sữa tạo thành nước cốt dừa. Đây là thành phần thực phẩm truyền thống được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, nhất là Đông Nam Á.
Bài Viết Liên Quan
- Làm chủ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
- Lạ lùng thải độc cơ thể bằng truyền nước cà phê qua…h.ậu m.ôn
- 10 hoa quả dành cho người tiểu đường
Hơn nữa, nó được chiết xuất từ vụn dừa, mặc dù đặc sánh giống sữa nhưng không thuộc danh mục sản phẩm từ sữa nên có thể dùng thay thế sữa. Nước cốt dừa còn được xem là siêu phẩm giàu dinh dưỡng cho người thuần chay hoặc người không dung nạp đường sữa.
Nước cốt dừa (hay còn gọi là sữa dừa) là thực phẩm giàu axit lauric cùng các thành phần thiết yếu khác, có đặc tính giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm. Tuy hàm lượng calo khá cao nhưng nó cũng là nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho sức khỏe.
Lợi ích của nước cốt dừa đối với vóc dáng và sức khỏe
Tốt cho da và tóc
Lợi ích của nước cốt dừa đầu tiên phải kể đến việc tăng cường chăm sóc cho làn da và mái tóc của bạn. Chất chống oxy hóa và các vitamin trong loại chất lỏng này có thể giúp giữ ẩm, tẩy tế bào chết cho da, trị ngứa và giảm gàu, xơ gãy cho tóc.
Hỗ trợ giảm cân
Mặc dù có chứa một lượng calo tương đối dồi dào nhưng sữa dừa lại thích hợp cho khẩu phần ăn kiêng của bạn. Nước cốt dừa chứa khoảng 13% chất béo trung tính chuỗi trung bình, citric và axit caprylic.
Các thành phần này có thể thúc đẩy quá trình sản xuất ra xeton, tạo cảm giác mau nó và giúp bạn no lâu hơn, giảm lượng thực phẩm tiêu thụ gây tăng cân. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều sữa dừa để tránh khó chịu cho tiêu hóa.
Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Chất béo trung tính trong nước cốt dừa cũng dễ được gan hấp thu và chuyển hóa thành xeton. Chất xeton này có thể trở thành nguồn năng lượng cho não bộ, có lợi đối với người mắc bệnh Alzheimer.
Tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt
Kẽm là nguyên tố duy trì cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh và giảm nguy cơ ung thư. Một trong những lợi ích của nước cốt dừa chính là duy trì lượng kẽm cần thiết cho cơ thể, hạn chế bệnh tật ở tuyến tiền liệt.
Kháng khuẩn và làm dịu vết thương
Đặc tính kháng viêm, chống loét của sữa dừa cũng giảm đáng kể tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, các hợp chất đặc thù trong nước cốt dừa cũng giúp vết thương ngoài da mau lành hơn, giảm nguy cơ viêm hoặc nhiễm khuẩn.
Làm chậm tốc độ lão hóa
Vitamin C trong nước cốt dừa giúp duy trì độ đàn hồi và tươi trẻ cho làn da. Đồng thời, các chất chống oxy hóa cũng góp phần làm chậm quá trình lão hóa, đem lại sự khỏe mạnh tổng thể và vẻ ngoài đầy sức sống cho bạn.
Sử dụng nước cốt dừa cần chú ý gì?
Nước cốt dừa tuy có nguồn gốc thực vật nhưng nó cũng chứa nhiều calo nên cần tiêu thụ vừa phải. Nếu uống riêng biệt thì trung bình mỗi ngày chỉ nên giới hạn một cốc nhỏ. Nếu dùng sữa dừa chế biến món ăn, thức uống khác cũng không thể dùng quá thường xuyên.
Sữa dừa cũng có thể tận dụng làm sữa rửa mặt hoặc dùng gội đầu để cải thiện làn da và mái tóc của bạn. Chú ý sau mỗi lần dùng phải rửa lại bằng nước sạch và chỉ nên áp dụng khoảng 2 – 3 lần/tuần.
Khi pha chế nước cốt dừa, bạn nên chọn loại dừa có nguồn gốc sạch, uy tín và không dùng dừa đã để quá lâu. Sữa dừa có thể cho vào chai thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nhưng tốt nhất vẫn là sử dụng trong ngày.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về lợi ích của nước cốt dừa, bổ sung cho khẩu phần ăn của mình những món ngon và khỏe mạnh.
Thiên Khuê (Theo Net)