Theo Bộ Y tế, khoai lang vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết hay tăng cân, protein trong khoai lang có khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng.
Khoai lang là một loài củ dễ mua, dễ ăn, có chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã nêu rõ những lợi ích của khoai lang.
Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào m.áu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.
Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp duy trì đường huyết ở mức cân bằng.
Bài Viết Liên Quan
- TP.HCM: Bệnh viện vùng xa cứu thành công cụ bà bị nhiều bệnh viện lớn ‘chê’
- 3 khoáng chất quan trọng giúp kiểm soát huyết áp
- Cảnh báo thuốc kê đơn bán tràn lan trên mạng
Cứ 100g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, thấp hơn nhiều so với mức 118 calo trong 100g củ từ.
Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao, khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.
Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong m.áu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi m.áu cơ tim và tai biến mạch m.áu não.
Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào m.áu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.
Vitamin D trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ tổng quát. Vitamin D góp phần giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng, da và tuyến giáp khỏe mạnh.
Vi chất sắt trong khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm stress, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng cường miễn dịch và chuyển hoá protein.
Khoai lang cũng là nguồn cung cấp magie rất tốt. Magie không những là khoáng chất quan trọng chống căng thẳng, còn có ý nghĩa then chốt cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ xương, tim mạch và các chức năng thần kinh.
Kali là chất điện ly quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh. Cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.
Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất carotene giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài ra, những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.
Các nhà khoa học cũng đã khám phá ra nhóm chất dinh dưỡng trong khoai lang có tên là batatoside có khả năng chống lại các đặc tính của vi khuẩn và nấm.
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của kim loại nặng tới sức khỏe con người.
Ăn trái cây lúc nào là tốt nhất?
Trái cây rất tốt cho cơ thể nhưng ăn không đúng lúc có thể gây ra vấn đề sức khỏe.
Trái cây là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Chúng cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết và chất phytochemical có chức năng như chất chống oxy hóa, phyto estrogen và chất chống viêm.
Trái cây với hàm lượng đường cao có thể làm tăng lượng đường trong m.áu, nên tốt hơn hết là bạn ăn chúng vào buổi chiều hoặc khi bạn cảm thấy mất sức. Đặc biệt, những người mắc bệnh tiểu đường hoặc muốn giảm cân nên lưu ý thời điểm ăn trái cây.
(Ảnh: Shutterstock)
Chuyên gia dinh dưỡng Priya Palan, từ Bệnh viện Đa khoa Zen, cho biết: “Một số loại trái cây cung cấp năng lượng, vì vậy ăn chúng vào đầu ngày hoặc trước khi tập luyện có thể là một ý tưởng tuyệt vời để nạp năng lượng và tận dụng tốt nhất lượng đường tự nhiên. Hơn nữa, ăn trái cây quá gần giờ đi ngủ có thể dẫn đến lượng đường cao, ảnh hưởng đến giấc ngủ “.
Đối với những người muốn giảm cân, hãy chọn những loại quả có chứa nhiều vitamin C, và sau đó là chọn thời gian thích hợp để ăn. Ăn nhẹ với trái cây giữa các bữa ăn cũng có lợi cho bạn.
Thời điểm tốt nhất để ăn một số loại trái cây nhằm thu được lợi ích tối đa là:
– Trái cây tốt nhất cho bữa sáng: Cam, táo, ổi, kiwi, dâu tây, đu đủ, anh đào và vải.
– Trái cây tốt nhất để ăn nhẹ: Chuối và táo
– Trái cây tốt nhất để ăn vào buổi tối: Anh đào, bơ, dứa, cam và kiwi
Đáng chú ý, bạn nên ăn ít nhất ba loại trái cây khác nhau trong một ngày và đảm bảo mỗi loại trái cây này chứa các chất dinh dưỡng khác nhau. Ngoài ra, bạn không nên ép chúng thành nước vì khi đó bạn sẽ loại bỏ đi tất cả chất xơ cần thiết.
“Điều độ là chìa khóa để có sức khỏe tốt bất kể loại thực phẩm chúng ta ăn là gì. Tiêu thụ quá nhiều trái cây cũng có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa và làm tăng lượng đường. Vì vậy, thực hành kiểm soát khẩu phần ăn là rất quan trọng”, chuyên gia lưu ý.