Đường là một thành phần quan trọng, có vai trò nhất định để duy trì hoạt động ổn định cho các cơ quan bên trong cơ thể. Tuy nhiên, dư thừa đường cũng gây tác hại không nhỏ.
Nhiều người cho rằng lượng đường trong máu tăng cao chỉ ở bệnh nhân tiểu đường. Thực tế, ai cũng có thể mắc triệu chứng tăng đường huyết nếu thói quen sống không phù hợp.
Ăn quá nhiều đường không những ảnh hưởng sức khỏe mà còn tác động xấu đến thần kinh, dẫn đến những trở ngại về tâm lý. Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn sớm phát hiện và khắc phục.
Bài Viết Liên Quan
- 6 điều cần biết để giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả nhanh chóng
- Lý do thu hồi thuốc Ceteco Melocen của Dược TƯ3
- Tín hiệu em bé phát ra cho thấy dạ dày có vấn đề, mẹ để ý để cho bé đi khám khi cần thiết
Bạn cảm thấy đói liên tục
Đường huyết tăng cao sẽ cản trở hiệu quả hấp thu glucose của các tế bào. Do đó, cơ thể bạn không nhận được năng lượng cần thiết đáp ứng nhu cầu hoạt động.
Dù ăn rất nhiều nhưng bạn luôn cảm thấy đói, đặc biệt là những món ngọt nhiều đường. Cứ thế, bạn rơi vào cái vòng luẩn quẩn có hại.
Thường xuyên bị khô miệng, khát nước
Đường trong máu một khi mất cân bằng sẽ gây triệu chứng khát nước liên tục kèm theo khô miệng. Đây là phản ứng mà cơ thể báo hiệu bạn đang mất nước do dung nạp quá nhiều đường.
Đi tiểu nhiều lần
Đường huyết tăng cao quá mức cũng khiến cho thận khó hấp thu chất lỏng. Cơ thể bạn phải làm việc hết công suất để cân bằng mức glucose, dẫn đến tình trạng có cảm giác mắc tiểu liên tục dù mỗi lần thải ra rất ít.
Luôn cảm thấy mệt mỏi dù không hoạt động nhiều
Đường trong máu quá cao khiến cho cơ thể không đủ năng lượng phục vụ cho nhu cầu hằng ngày. Đây là lý do gây ra hiện tượng uể oải, lừ đừ từ ngày này sang ngày khác ngay cả khi bạn không vận động.
Sụt cân bất thường
Nếu bạn vẫn ăn uống khá nhiều, thậm chí toàn thực phẩm giàu năng lượng mà cân nặng vẫn giảm nhanh chóng thì nên thận trọng. Nguyên nhân có thể do bạn ăn quá nhiều đường trong thời gian dài.
Cơ thể mất nước, đi tiểu liên tục càng làm cho chất lỏng trong cơ thể thiếu hụt gây sụt cân. Ngoài ra, insulin không đủ chuyển hóa glucose nên phải đốt cháy chất béo thay thế.
Vết thương khó lành
Nồng độ đường huyết quá cao khiến mạch máu bị tổn thương, cản trở lưu thông máu, các mô và tế bào không đủ dinh dưỡng để tái tạo nên vết thương lâu lành hơn, thậm chí dễ lở loét và viêm nhiễm.
Làn da khô ráp, dễ nứt nẻ và chảy máu
Lượng đường trong máu tăng cao cũng gây mất cân bằng độ ẩm và tuyến mồ hôi trên da. Vì vậy, khi bạn có thói quen ăn uống đồ ngọt quá nhiều sẽ có hiện tượng da bị khô, dễ nứt và xuất huyết.
Kém tập trung và rối loạn cảm xúc
Nghiên cứu cho thấy, người có đường huyết cao cũng bị suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Ngoài ra, họ cũng dễ thay đổi cảm xúc như kích động, lo âu, cáu gắt một cách vô cớ.
Phụ nữ dễ bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, nam giới lại dễ bị rối loạn cương dương. Hai vấn đề này cũng là yếu tố tạo nên căng thẳng thần kinh, không những cho bản thân mà còn ảnh hưởng hạnh phúc lứa đôi.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nhận rõ hơn về tác hại khi ăn quá nhiều đường. Từ đó sớm cải thiện thói quen sinh hoạt để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thiên Khuê (Theo Tips)