Bé L.Q.N., 13 t.uổi, ở TP Hạ Long, nhập viện trong tình trạng co giật, giảm ý thức. Tại bệnh viện, bé được thăm khám lâm sàng và chụp CT não.
Kết quả phim chụp cho thấy, bệnh nhi bị xuất huyết não. Sau khi hội chẩn, bác sĩ kết luận, bệnh nhân bị xuất huyết não do vỡ khối thông động tĩnh mạch não.
Tiên lượng tình trạng bệnh nhân nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao, các bác sĩ nhanh chóng phẫu thuật mở sọ, cắt bỏ khối dị dạng AVM, giải áp, lấy m.áu tụ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, các bác sĩ tiếp tục chỉ định cho điều trị bằng hồi sức, hạ thân nhiệt để giảm tổn thương, giúp tế bào não nhanh phục hồi.
Sau 7 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi qua cơn nguy kịch, phục hồi ý thức, được rút ống nội khí quản và đang tiếp tục phục hồi sức khỏe, vận động tại khoa Nhi.
Bài Viết Liên Quan
- Lợi ích của nhảy dây và cách thực hiện để hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả
- SYT T.iền Giang thông tin vụ công nhân Công ty Bodynits ngộ độc thực phẩm
- Thay đổi đầu tiên của cơ thể khi bạn uống cà phê đen trong một tuần
Bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
Theo BS Nguyễn Sỹ Mạnh, khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện, quá trình điều trị hậu phẫu xảy ra tình trạng bé sốt cao không ngừng, gây tăng tổn thương não nặng nề, phù não, tái xuất huyết não, n.hiễm t.rùng… Vì vậy, phương pháp hạ thân nhiệt bề mặt sẽ giúp não giảm phù, viêm, cải thiện tưới m.áu và cung cấp oxy, tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân, giúp não bộ phục hồi ý thức, vận động tốt hơn.
“Chúng tôi hạ thân nhiệt bề mặt hoặc nội mạch của bệnh nhân từ 37 độ C xuống còn 33 – 36 độ C và duy trì mức này trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó thiết bị sẽ nâng dần nhiệt độ của bệnh nhân theo chương trình rất chặt chẽ cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường”, BS Mạnh nói.
Bệnh dị dạng mạch m.áu não hay còn gọi là dị dạng thông động tĩnh mạch não (AVM), là dị tật bẩm sinh, bất thường trong mạch m.áu não. Bệnh xảy ra khi quá trình phát triển của hệ thống mạch m.áu não gặp bất thường, tạo ra tình trạng thông giữa động mạch não và tĩnh mạch não, không đi qua hệ mao mạch bình thường của não, không cấp m.áu cho nhu mô não, khi vỡ gây đột quỵ, c.hảy m.áu não…
Dị dạng mạch m.áu não có thể gây co giật, yếu, liệt cơ, chóng mặt, đau đầu, gặp vấn đề về ngôn ngữ. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng giảm oxy đến mô não, phình, vỡ động mạch não, nguy cơ t.ử v.ong cao…
Bệnh dị dạng mạch m.áu não không có triệu chứng mà được phát hiện qua tầm soát sức khỏe. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Quá trình sinh hoạt, nếu có biểu hiện bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm tới tính mạng.
Xử trí và tránh tái phát đột quỵ thế nào
Xin hỏi bác sĩ, người từng bị đột quỵ thì cách xử trí khác biệt không so với người có triệu chứng lần đầu, làm thế nào để tránh tái phát? (Huỳnh Toàn, 43 t.uổi, TP HCM).
Trả lời:
Chào bạn, tôi sẽ trả lời hai ý như sau. Khi xảy ra đột quỵ cần cấp cứu thì không phân biệt người đó từng bị đột quỵ trước hay chưa, tất cả đều cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
Thông tin về t.iền sử bị đột quỵ do người nhà cung cấp và kết quả chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ não sẽ được bác sĩ sử dụng để quyết định các biện pháp điều trị, nhưng chỉ một số trường hợp ảnh hưởng đến quyết định điều trị thôi. Ví dụ như người có t.iền sử xuất huyết não hoặc nhồi m.áu não trong vòng một tháng trước có thể không phù hợp để chích thuốc tiêu huyết khối mà chỉ can thiệp nội mạch tái thông.
Để phòng tránh tái phát, người bệnh cần tầm soát điều trị các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim…, giữ lối sống lành mạnh. Ngoài ra, người đã từng bị đột quỵ cần phải uống các thuốc phòng ngừa được bác sĩ kê toa tùy theo căn nguyên đột quỵ của mình, tuân thủ chỉ định và tái khám thường xuyên lâu dài.
Ví dụ, người bị xơ vữa động mạch cần uống thuốc chống tiểu cầu aspirin, clopidogrel, hoặc cilostazol, kèm theo là thuốc mỡ m.áu. Người có bệnh tim – rung nhĩ cần uống thuốc chống đông m.áu hoặc các thuốc kháng đông thế hệ mới như dabigatran, rivaroxaban, hoặc apixaban.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng
Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM