Giá trị dinh dưỡng của rong biển
Rong biển là loài thực vật ở biển, thường chia thành 3 màu sắc là xanh, nâu và đỏ. Rong biển giàu khoáng chất như kali, natri, canxi, magie… Tiêu thụ rong biển hợp lý giúp bạn bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Bà bầu ăn rong biển nếu kiểm soát tốt mức độ có thể nhận được một số lợi ích nhất định. Theo ước tính, 100g rong biển khô có chứa đến 298 calo, ngoài ra còn nhiều chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể như sau:
Bài Viết Liên Quan
- Cứu sống bệnh nhân bị tai nạn giao thông nguy kịch tính mạng nhờ báo động đỏ
- Điểm danh một số sai lầm khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa
- Nhiều bác sĩ nước ngoài tham gia mổ thị phạm tại bệnh viện Tim Hà Nội
– Nước: 6,68g
– Đạm: 31,84g
– Chất béo: 4,01g
– Carbohydrate: 52,39g
– Chất xơ: 5,6g
– Đường: 3,04g
– Kali: 1244mg
– Canxi: 372mg
– Natri: 575mg
– Magie: 482mg
– Sắt: 24,95mg
– Phốt pho: 85mg
– Vitamin C: 5mg
– Niacin: 6,511mg
– Vitamin B6: 0,334mg
– Folate: 337µg
– Choline: 64,6mg
– Vitamin A: 14µg
– Carotene: 171µg
– Vitamin E: 5mg
– Vitamin K: 25µg
Mẹ bầu ăn rong biển có an toàn không?
Với hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú, rong biển có thể bổ sung vào khẩu phần ăn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khuyến nghị của các chuyên gia là mẹ chỉ nên ăn rong biển mỗi tuần 1 lần.
Do trong rong biển còn có hàm lượng i-ốt khá cao, tiêu thụ quá nhiều có thể gây bất lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, kim loại nặng có thể ẩn chứa bên trong rong biển, gây hại cho sự an toàn của bạn.
Tùy theo tình trạng cơ thể và thai nhi, tốt nhất mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn đưa rong biển vào chế độ ăn uống của mình. Không chỉ là rong biển tươi và khô, một số thực phẩm chức năng điều chế từ rong biển, tảo biển cũng cần thận trọng.
Lợi ích của rong biển đối với mẹ bầu
Tiêu thụ rong biển trong thai kỳ có thể cung cấp cho mẹ một lượng lớn vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và em bé. Thông thường, bạn có thể ăn rong biển với hàm lượng khoảng 2 thìa súp trong mỗi khẩu phần.
Nghiên cứu còn cho thấy, bà bầu ăn rong biển còn tốt cho cơ quan sinh dục, đồng thời giảm nguy cơ ung thư vú, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mang thai và sinh con. Ngoài ra, nguồn chất béo có lợi cũng tốt cho trí não của bé.
Rong biển còn là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, chứng viêm, hen suyễn, béo phì và trầm cảm…
Chất xơ trong rong biển cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón. Đồng thời, vitamin C dồi dào khiến cơ thể thuận lợi hấp thu nhiều sắt hơn, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.
Ăn rong biển khi mang thai có rủi ro gì?
Rong biển tuy bạn tiêu thụ số lượng ít nhưng nó lại có thể chứa một số dưỡng chất vượt quá khuyến nghị hằng ngày. Do đó, bà bầu sử dụng rong biển cần kiểm soát liều lượng hợp lý. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết cụ thể mình có thể ăn bao nhiêu rong biển.
Hàm lượng i-ốt cao trong rong biển có thể ảnh hưởng sức khỏe tuyến giáp của mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, kim loại nặng cũng tăng nguy cơ cho sự an toàn của bạn và em bé. Vì vậy, lựa chọn rong biển ở nơi đáng tin cậy để giảm tác hại này.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bà bầu ăn rong biển đúng cách và an toàn, đem lại cho bạn nhiều món ngon và bổ dưỡng suốt thai kỳ.
Thiên Khuê (Theo Mom)