Không chỉ bệnh sốt xuất huyết, các ca bệnh tay chân miệng ở t.rẻ e.m cũng đang gia tăng đáng kể.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh n.hiễm t.rùng phổ biến ở t.rẻ e.m gây ra các vết loét bên trong hoặc xung quanh miệng và phát ban hoặc mụn nước trên bàn tay, bàn chân, cẳng chân hoặc mông. Tình trạng này có thể gây đau đớn, rất dễ lây lan nhưng không nghiêm trọng.
Nguyên nhân của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do virus thuộc chủng Enterovirus gây ra, thường là coxsackievirus A16 và enterovirus 71.
Ai cũng có thể mắc bệnh này, nhưng trẻ sơ sinh và t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi có khả năng mắc bệnh cao nhất. Bệnh có xu hướng dễ lây lan vào mùa hè và mùa thu.
Bài Viết Liên Quan
- Mảnh gỗ nằm trong má suốt 14 năm mà không biết
- Đi đại tiện kiểu này, mau khám ung thư ruột ngay!
- Các triệu chứng cảnh báo ung thư vòm họng
(Ảnh: Cleveland Clinic)
Các triệu chứng
Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm: Sốt, đau họng, các vết phồng rộp gây đau bên trong miệng của trẻ, thường ở phía sau hoặc trên lưỡi, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi, cáu kỉnh, chảy nước dãi, đau đầu.
Một hoặc hai ngày sau, phát ban và mụn nước xuất hiện trên bàn tay, bàn chân hoặc miệng, hoặc có các nốt phẳng, vết loét trên đầu gối, khuỷu tay hoặc mông,
Các vết loét ở miệng sẽ khiến trẻ khó nuốt. Nếu trẻ ăn hoặc uống ít hơn bình thường, thì bạn nên theo dõi tình trạng ở miệng. Đảm bảo con bạn nhận đủ chất lỏng và chất dinh dưỡng.
Lây lan thế nào?
Bệnh tay chân miệng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, phân, dịch tiết từ các vết phồng rộp, giọt b.ắn đường hô hấp sau khi ho hoặc hắt hơi, bề mặt có dấu vết của virus, tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm, dùng chung cốc hoặc dùng chung đồ dùng.
Các biến chứng
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường tự khỏi trong vòng từ 7-10 ngày. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không khỏi trong 10 ngày, hãy đưa trẻ đi khám để tránh gặp các biến chứng.
Các biến chứng hiếm gặp có thể bao gồm:
– Mất nước nếu lở miệng gây khó nuốt chất lỏng
– Viêm màng não do virus
– Viêm não
– Viêm cơ tim
– Tê liệt
Cách điều trị bệnh
Không có thuốc đặc trị hoặc vaccine cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm các triệu chứng của virus bằng các cách sau:
– Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen hoặc thuốc xịt làm tê miệng. Không sử dụng aspirin vì nó có thể gây bệnh nghiêm trọng cho t.rẻ e.m.
– Đồ ăn lạnh như kem, sữa chua hoặc sinh tố để làm dịu cơn đau họng. Tránh đồ ăn, nước uống có tính axit như nước cam vì chúng có thể gây kích ứng vết loét.
– Kem dưỡng da chống ngứa, như calamine dành cho phát ban.
– Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể giảm bớt sự khó chịu khi súc miệng bằng nước muối.
Phòng chống bệnh
Thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ nhiễm lây lan bệnh tay chân miệng:
– Rửa tay sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt là sau khi thay tã hoặc lau mũi cho trẻ; giúp trẻ giữ tay sạch sẽ.
– Dạy trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho.
– Làm sạch và khử trùng các bề mặt và các vật dụng dùng chung như đồ chơi và tay nắm cửa.
– Không ôm hoặc hôn người bị bệnh tay chân miệng; không dùng chung cốc hoặc đồ dùng với họ.
– Không cho con bạn đến trường học hoặc nhà trẻ cho đến khi các triệu chứng biến mất.
Lo ngại sốt xuất huyết, viêm não, tay chân miệng… có thể bùng phát dịch, Bộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng, chống
Theo Bộ Y tế thời tiết của mùa hè và sự giao lưu đi lại lớn, thêm ý thức vệ sinh phòng bệnh chưa cao là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy, viêm não… có thể bùng phát thành dịch lớn
Bộ Y tế vừa có công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022 gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh: sốt xuất huyết, viêm não, tay chân miệng… có thể bùng phát thành dịch lớn
Theo Bộ Y tế hàng năm, vào thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm tại khu vực miền Bắc và bắt đầu mùa mưa tại khu vực miền Trung, miền Nam, sự giao lưu đi lại của người dân cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt… là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như bệnh tiêu chảy do vi rút Rota, tay chân miệng, lỵ, thương hàn, sởi, cúm, sốt xuất huyết, viêm não do vi rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản… thường có số mắc cao và có thể bùng phát thành dịch lớn.
Hơn nữa, hiện nay t.rẻ e.m mầm non, học sinh, sinh viên đã quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ do dịch COVID-19, nguy cơ dịch bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học là rất lớn nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch.
Một bệnh nhi sốt xuất huyết nặng đang điều trị tại khoa Hồi sức nhiễm COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022, không để dịch chồng dịch, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh các nội dung hoạt động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các Ban, ngành, tổ chức, chính trị – xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, sốt xuất huyết, viêm não… và các dịch bệnh mùa hè khác trên địa bản.
Tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín; thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch;
Tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước là nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết để trứng và phát triển để phòng chống bệnh sốt xuất huyết;
Vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đải, phát thanh, báo chí, truyền hình…
Kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng
Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học, bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xả phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và t.rẻ e.m rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, làm sạch mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Huy động, hướng dẫn các em học sinh trong các hoạt động nhằm loại bỏ lăng quăng, bọ gậy tại các vật dụng chứa nước trong nhà và khu vực xung quanh.
Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
Đồng thời chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trưởng hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đ.ánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.
Phải tổ chức tốt việc thu dung điều trị, hạn chế thấp nhất các trường hợp t.ử v.ong
Các địa phương phải tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp t.ử v.ong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phỏng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.
Chủ động chuẩn bị đủ kinh phi để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở
Bộ Y tế cũng yêu cầu tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ các địa phương giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh và có biện pháp chỉ đạo kịp thời, phù hợp để khắc phục các tồn tại của địa phương, tập trung các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè.