GĐXH – Khi trẻ bị dậy thì sớm, cha mẹ cần bình tĩnh không nên quá hoang mang ảnh hưởng tâm lý trẻ.
Uống trà xanh vào thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ, 6 thời điểm nhất định phải tránh
GĐXH – Trà có nhiều tác dụng như kéo dài tuổi thọ, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy giảm cân, hỗ trợ trí nhớ… nhưng cần phải có nguyên tắc khi uống.
Theo khoa học, tuổi dậy thì thường bắt đầu ở các bé gái ở độ tuổi từ 8 – 12 và ở các bé trai ở độ tuổi từ 9 – 14. Tuổi dậy thì sớm là bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai).
Rất nhiều phụ huynh khi thấy con có biểu hiện dậy thì sớm nhưng vẫn khỏe mạnh, thậm chí còn tự hào khi thấy con mình có thân hình vạm vỡ hơn chúng bạn, nên không ý thức được việc cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, những trẻ dậy thì sớm khi đến tuổi trưởng thành chắc chắn trẻ sẽ lùn hơn so với chiều cao tiêu chuẩn vì hormon sinh dục kích thích sự phát triển của xương làm các đầu xương đóng sớm khiến trẻ không thể phát triển chiều cao.
Hệ lụy của dậy thì sớm sẽ khiến trẻ bị khủng hoảng cảm xúc, khủng hoảng tâm lý. Trẻ lúc nào cũng hoang mang, lo lắng và tự ti về thân hình của mình. Một hậu quả nghiêm trọng mà các nhà tâm lý học báo động đó là tình trạng trẻ dậy thì sớm thường tò mò, bắt chước chuyện của người lớn dẫn đến hậu quả mang thai ngoài ý muốn.
Cảnh giác với dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ
Dậy thì sớm ở bé gái có biểu hiện đặc trưng là ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt. Dậy thì sớm ở bé trai có các dấu hiệu như tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, nổi mụn trứng cá, giọng trầm đi. Chiều cao, cân nặng tăng nhanh là biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ được ghi nhận ở cả hai giới.
Trong suốt thời kỳ dậy thì, xương trẻ liên tục trưởng thành. Ở trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh sẽ bắt đầu sớm và kết thúc sớm hơn bình thường. Đầu tiên, trẻ sẽ lớn vọt lên so với bạn bè cùng lứa nhưng sau vài năm, trẻ sẽ ngừng phát triển chiều cao và thường không thể đạt được chiều cao tối đa của người trưởng thành.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ
Theo các chuyên gia y tế, dậy thì sớm có hai nhóm nguyên nhân là dậy thì sớm thật và giả dậy thì sớm. Các nguyên nhân gây giả dậy thì sớm như các khối u buồng trứng, u tinh hoàn, u thượng thận… tiết ra các hormone sinh dục gây phát triển các đặc tính sinh dục. Nhóm này ít gặp hơn dậy thì sớm thật.
“Dậy thì sớm thật là nguyên nhân thường gặp hơn, đa phần là do sự trưởng thành sớm của hệ thần kinh, nội tiết dẫn đến việc xuất hiện các đặc tính sinh dục sớm hơn so với tuổi. Đa số là chưa rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, yếu tố nguy cơ của dậy thì sớm là béo phì, tiếp xúc nhiều với một số yếu tố gây rối loạn nội tiết như BPA (có nhiều trong các sản phẩm nhựa), phtalates có trong các sản phẩm nhựa, mỹ phẩm; DDT (trong sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật)… Trẻ có tiền căn bố mẹ dậy thì sớm cũng có nguy cơ dậy thì sớm, liên quan đến yếu tố gene.
Các bác sĩ khuyến cáo khi trẻ bị dậy thì sớm, cha mẹ cần bình tĩnh không nên quá hoang mang ảnh hưởng tâm lý trẻ. Đưa trẻ đến chuyên khoa nội tiết Nhi để thăm khám và xác định nguyên nhân, mức độ tiến triển, điều trị.
5 nhóm thực phẩm tăng nguy cơ gây dậy thì sớm
Ảnh minh họa
Thịt cổ gia cầm, nội tạng
Trong thành phần của thịt ở vùng cổ gia cầm như gà, ngan, ngỗng… thường có chứa nhiều thuốc tăng trọng. Khi trẻ ăn nhiều thịt cổ, đồng nghĩa trẻ sẽ bị kích thích dậy thì sớm. Bên cạnh đó, các món ăn từ nội tạng động vật cũng sẽ khiến trẻ dễ bị béo phì, tăng cân, đồng thời kích hoạt dậy thì sớm.
Rau củ trái mùa
Đều chứa các chất độc hại tồn dư từ việc trồng rau quả trái mùa và sử dụng để ép trái cây phải chín, việc này sẽ tạo ra nguy cơ dậy thì sớm khi các em ăn loại rau củ này.
Đồ chiên rán, thức ăn nhanh
Những loại thực phẩm này có thể gây rối loạn nội tiết, dẫn đến dậy thì sớm. Dầu ăn khi tái sử dụng nhiều lần sẽ bị oxy hóa, biến tính, có thể gây ung thư. Những trẻ thường xuyên ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán hơn 2 lần mỗi tuần, có nguy cơ dậy thì sớm gấp 2,5 lần so với trẻ bình thường.
Đồ ăn nhiều muối
Nếu bạn cho con mình ăn nhiều thực phẩm chứa muối trong một thời gian dài sẽ khiến hệ tiêu hóa, thận của trẻ gặp nguy. Bởi những món ăn chứa hàm lượng muối cao sẽ kích hoạt hormon có liên quan tới sinh sản đó là neurokinin B, dẫn đến cơ thể dậy thì sớm.
Thuốc bổ
Nhiều bà mẹ tự mua vitamin tổng hợp cho bé uống, hoặc dùng thuốc Bắc chế biến món ăn như canh gà thuốc Bắc, gà tần… cho trẻ ăn, sẽ làm cơ thể thay đổi quá trình bài tiết, gây dậy thì sớm. Vì trong hầu hết trong các thuốc bổ này có chứa hormon tăng trưởng rất mạnh, gây dậy thì sớm.
Nắng nóng, nếu uống nước rau má theo cách này chẳng khác nào uống “thuốc độc”
GĐXH – Uống nước rau má khi ra ngoài trời nắng nóng là việc làm cực sai lầm.
Nấu sả, chanh, gừng theo cách này, da trắng hồng, sạch mụn mà còn mát gan, giải độc