Sau khi khỏi COVID-19 một tháng, nữ bệnh nhân có biểu hiện ho đờm, sốt cao 39 độ C, đau tức ngực 2 bên, khó thở tăng dần trong 3 ngày.
Sáng 23/5, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân nữ (18 t.uổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ) trong tình trạng ho, sốt, đau tức ngực, khó thở.
Bệnh nhân t.iền sử khỏe mạnh, khỏi COVID-19 cách đây một tháng, đã tiêm phòng 2 mũi vaccine. Sau khi vào viện, cô gái này được khám, làm xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán suy hô hấp – viêm phổi nặng hậu Covid-19.
Trước đó, bệnh nhân ở nhà ho đờm, sốt cao 39 độ C, đau tức ngực 2 bên, khó thở tăng dần trong 3 ngày, không dùng thuốc gì đặc biệt. Kiểm tra tại bệnh viện, nữ bệnh nhân tỉnh, thể trạng trung bình, da niêm mạc hồng, sốt nóng, ho, đau tức ngực, khó thở, thở nhanh gắng sức, tim nhịp nhanh, phổi thông khí giảm, ran ẩm ran nổ 2 bên phổi, bụng mềm.
Bài Viết Liên Quan
- Quảng Ngãi: Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
- Bác sĩ cảnh báo: Người béo phì có thể dẫn đến trầm cảm nặng
- Tiểu ra m.áu cảnh báo ung thư bàng quang
Hình ảnh chụp CT ngực của bệnh nhân khi nhập viện. (Ảnh: BVCC).
Kết quả xét nghiệm m.áu cho thấy n.hiễm t.rùng tăng cao, giảm oxy hoá m.áu nặng. Kết quả cắt lớp vi tính lồng ngực có hình đông đặc phổi, nhiều tổn thương nốt, kính mờ viêm rải rác.
Bệnh nhân được thăm khám toàn diện chức năng các cơ quan, điều trị theo phác đồ bằng thở oxy dòng cao, kháng sinh, chống viêm, chống đông, dinh dưỡng nâng cao thể trạng. Sau 5 ngày điều trị, người này đáp ứng tốt, tình trạng n.hiễm t.rùng, chức năng phổi, toàn trạng khá hơn. Bệnh nhân ổn định và được xuất viện sau 12 ngày điều trị.
Theo các bác sĩ, biểu hiện hậu COVID-19 thường gặp bao gồm ho, khó thở, tức ngực, rối loạn giấc ngủ, rối loạn vị giác, tăng đông m.áu, mệt mỏi giảm sức chịu đựng. Các biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các tình trạng sau COVID-19 là ngăn ngừa mắc COVID-19 (ví dụ: tiêm chủng, đeo khẩu trang, vệ sinh tay).
Các biện pháp làm giảm tỷ lệ mắc hoặc mức độ nghiêm trọng của mắc COVID-19 cấp tính sẽ làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của tình trạng sau khi mắc bệnh. Biểu hiện hậu COVID-19 rất phong phú. Do đó, để chẩn đoán, bác sĩ cần hỏi các triệu chứng COVID-19 cấp tính và biểu hiện khi thăm khám để đưa ra yêu cầu xét nghiệm, chẩn đoán, xử trí phù hợp.
Di chứng hậu COVID-19 ở trẻ chưa được tiêm vaccine
Nhiều trẻ đã khỏi COVID-19 nhưng chưa được tiêm vaccine có thể có nguy cơ mắc các di chứng kéo dài, đặc biệt là những vấn đề liên quan hệ thống thần kinh trung ương.
Theo SCMP, tiến sĩ Mike Kwan Yat-wah, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm nhi tại Bệnh viện Princess Margaret, Hong Kong (Trung Quốc) cho biết, trong số khoảng 130 bệnh nhi đã khỏi COVID-19 được ông điều trị, khoảng 10% trẻ có vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương, bao gồm đau đầu, mất ngủ, mất trí nhớ, khó tập trung và rối loạn tâm thần.
Các tình trạng khác được báo cáo bao gồm ho, khó thở, mệt mỏi, đau cơ và khớp. Tiến sĩ Kwan cho biết, tất cả t.rẻ e.m mắc di chứng COVID-19 kéo dài nhiều tuần sau khi khỏi bệnh đều chưa được tiêm vaccine.
Chuyên gia này cũng nói thêm nhiều t.rẻ e.m nhiễm bệnh cũng đã mắc hội chứng viêm đa hệ thống – tình trạng mà các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc cơ quan tiêu hóa.
Tình trạng này đã được phát hiện ở hơn 30 t.rẻ e.m cho đến nay, một số trường hợp phải nhập viện chăm sóc đặc biệt vì mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ông Kwan cho biết hội chứng này có thể để lại ảnh hưởng lâu dài đến t.rẻ e.m. “Tôi khá lo ngại về hội chứng viêm đa hệ ở t.rẻ e.m và bệnh viêm đa hệ thống. Cả hai đều là những căn bệnh khá mới đối với chúng tôi và do hậu quả của cơn bão cytokine”, tiến sĩ Kwan nói.
Ông cũng cảnh báo cơn bão cytokine có thể làm tổn thương nhiều cơ quan như não, phổi, tim. Giống tình trạng hậu COVID-19, hầu hết t.rẻ e.m mắc hội chứng này đều không được tiêm phòng. Vì vậy, ông nhấn mạnh việc tiêm chủng có thể bảo vệ bệnh nhân tránh những tình trạng như vậy và tăng tốc độ hồi phục sau khi khỏi bệnh.