Các bậc cha mẹ đang băn khoăn không biết có nên cho trẻ ăn những loại trái cây này hay không và khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn.
Tiến sĩ Swathi Reddy, Chuyên gia vật lý trị liệu và chuyên gia dinh dưỡng, Bệnh viện Motherhood, Bengaluru, cho biết: “Mặc dù cả xoài và mít đều lành mạnh và có lợi cho sức khỏe, nhưng tốt nhất là bạn nên nhận thức được bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra”.
Bài Viết Liên Quan
- Đau hông, coi chừng ung thư thận!
- Sự thật về việc thải độc bằng nước chanh
- Tai biến mạch m.áu não: Cấp cứu thế nào để tránh t.ử v.ong?
(Ảnh: Shutterstock)
Những điều cần lưu ý
Tiến sĩ Reddy nói: “Bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn xoài khi con bạn được khoảng 8 – 10 tháng t.uổi. Xoài là một nguồn cung cấp đường tự nhiên, vitamin A, C và carbohydrate dồi dào. Điều này giúp trẻ luôn tràn đầy năng lượng và năng động. Do nó là một loại trái cây mịn và mềm nên có thể dễ dàng cho trẻ ăn dưới dạng xay nhuyễn”.
Khi cho trẻ ăn xoài lần đầu tiên, điều quan trọng là không nên cho chúng ăn quá nhiều. Trước hết chỉ cho trẻ ăn một lượng ít để xem chúng có phát triển bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào không, chẳng hạn như phát ban, hoặc các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
Đối với mít, mặc dù loại quả này cũng rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng không nên cho trẻ ăn quá sớm. Bạn có thể cho con ăn mít khi trẻ được khoảng 9 – 10 tháng t.uổi. Trái cây phải được cắt nhỏ cỡ ngón tay để tránh bị nghẹn. Giống như xoài, trẻ chỉ nên ăn với số lượng nhỏ và bạn nên quan sát phản ứng của bé với mít.
(Ảnh: Shutterstock)
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Theo tiến sĩ Reddy, thông thường trường hợp dị ứng với xoài rất hiếm nhưng đôi khi trẻ có thể bị phát ban trên da. Nên tránh xoài có nhiều xơ vì chúng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa của bé dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy.
Trong khi đó, mít có thể không thích hợp cho những trẻ bị dị ứng với phấn hoa hoặc nhựa mủ. Nếu trẻ có vấn đề về m.áu, trẻ cũng nên tránh ăn mít vì có thể gây đông m.áu. Ngoài ra, ăn nhiều mít cũng gây đau bụng và tiêu chảy.
“Hệ tiêu hóa của bé còn rất nhạy cảm khi còn rất nhỏ. Ăn quá nhiều trái cây đôi khi có thể gây ra vấn đề. Bạn không nên cho chúng ăn những loại trái cây này trước khi chúng được 6 tháng t.uổi. Bé nên bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng. Khi bạn có ý định đưa những thứ này vào chế độ ăn uống của con mình, tốt hơn hết là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và xem loại quả nào là phù hợp”, Tiến sĩ Reddy kết luận.
Vì sao sau khi tắm biển cần tắm tráng lại cơ thể bằng nước?
Dưới đây là lý do phải làm sạch cơ thể sau khi ngâm mình trong đại dương.
Bơi lội trên biển có những lợi ích về sức khỏe như giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp, thúc đẩy giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có tác dụng phụ, đặc biệt liên quan đến da.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí ScienceDirect, khả năng bị n.hiễm t.rùng da tăng cao sau khi bơi ở biển. Làm sạch da ngay sau khi tham gia các hoạt động giải trí dưới biển có thể giúp giảm nguy cơ này.
Kháng thuốc kháng sinh
Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người chống lại các yếu tố lạ như mầm bệnh, bức xạ và một số chất gây ô nhiễm khác. Bơi trong biển giúp loại bỏ vi khuẩn bình thường khỏi da, nhưng đồng thời làm lắng đọng các vi khuẩn đại dương đa dạng trên da, dẫn đến các gen kháng thuốc kháng sinh.
(Ảnh minh họa: Garzablancareal)
Chất thải lắng đọng
Cùng với vi khuẩn có hại còn rất nhiều chất bẩn trong đại dương do nước thải và thủy sinh vật bài tiết ra ngoài. Những chất thải này đọng lại trên da sau khi bạn ngâm mình dưới biển và có thể lây lan, gây n.hiễm t.rùng nếu để lâu.
Nguy cơ mắc các bệnh nặng
Nhiều nơi trên thế giới đã ghi nhận về việc những người đi bơi ở biển phải nhập viện sau đó vài ngày. Nguyên nhân chủ yếu là viêm cân gan bàn chân do vi khuẩn hiếm gặp, còn được gọi là bệnh ăn thịt. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt hoặc vết thương hở trên da, ảnh hưởng đến m.áu, dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng và các tình trạng như suy nội tạng.
Cách tắm biển an toàn
Kiểm tra chất lượng nước, không xuống biển khi thấy có dấu hiệu ô nhiễm. Luôn sử dụng kem chống nắng khi đi bơi để bảo vệ làn da của bạn ở mức độ nhất định. Tránh bơi lội nếu bạn có một vết cắt hoặc vết thương trên da.
Ngoài ra, khi đi tắm biển, bạn cần lưu ý một số điểm để đảm bảo sức khỏe. Bạn chỉ nên xuống nước khi nhiệt độ trên 20 độ C, hạn chế bơi quá sớm, quá tối hoặc lúc nắng quá gay gắt.
Cần khởi động trước khi xuống nước để làm ấm cơ thể (đặc biệt phần cổ, tay, chân), tránh bị chuột rút. Không xuống nước khi đang mệt, đổ mồ hôi, no hoặc đói bụng. Khi thấy mệt mỏi, đau đầu, nổi gai ốc do nước lạnh, nên lên bờ.
Cách tắm tráng sau khi bơi ngoài biển
Điều quan trọng nhất sau khi ngâm mình dưới biển là rửa sạch da. Tắm bằng nước máy thông thường thường, kết hợp sử dụng xà phòng, sữa tắm. Bạn không cần chà xát da mạnh vì có thể gây kích ứng da, khiến da dễ bị n.hiễm t.rùng hơn.