Những trường hợp sau đây cung cấp bằng chứng quan trọng về việc tái nhiễm Covid-19 ngay cả đến lần thứ 3, theo Researchgate.
Do đó, khả năng này nên được xem xét nhiều hơn ở những bệnh nhân tái phát các triệu chứng Covid-19.
Hầu hết các nghiên cứu gần đây cho thấy người nhiễm Covid-19 có thể phát triển khả năng miễn dịch. Nhưng khả năng miễn dịch này không vĩnh viễn và khiến nhiều bệnh nhân hiểu lầm là mình đã đ.ánh bại căn bệnh này và sẽ không tái nhiễm, theo Researchgate.
Nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Yale và Đại học Bắc Carolina (Mỹ), đã phát hiện ra rằng việc tái nhiễm Covid-19 có thể xảy ra ngay sau 3 tháng kể từ khi nhiễm bệnh lần đầu, theo Medical News Today.
Thực tế thì sao?
Sau đây, chúng ta cùng xem báo cáo do Đại học Khoa học Y khoa Mashhad ( Iran) thực hiện, mô tả khả năng tái nhiễm Covid-19 ngay cả đến lần thứ 3 như thế nào.
Đã có những người tái nhiễm Covid-19 đến lần thứ 3. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhiều người hoang mang không biết có thể tái nhiễm với Covid-19 hay không. Và nếu có thì triệu chứng có khác so với lần nhiễm trước hay không.
Vì vậy, việc làm rõ các triệu chứng và tần suất tái nhiễm là rất quan trọng, giúp mọi người hiểu rõ về vấn đề này.
Sau đây là 3 trường hợp tái nhiễm không được công bố danh tính – đã đến phòng xét nghiệm của Đại học Khoa học Y khoa Mashhad kiểm tra, với các triệu chứng và kết quả xét nghiệm được mô tả như sau:
Trường hợp thứ nhất
Một phụ nữ 58 t.uổi, không có bệnh nền, chỉ thỉnh thoảng có các triệu chứng giống cúm nhẹ, như đau họng, sốt, nhức đầu, khó thở, nhịp tim nhanh và tiêu chảy, dương tính vào ngày 18.3.2020.
Bệnh nhân được cách ly tại nhà và 3 tuần sau xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính.
Khoảng 93 ngày sau (hơn 3 tháng): Bà xuất hiện các triệu chứng ho khan, sốt, khó thở, suy nhược, đổ mồ hôi nhiều, hạ huyết áp và trầm cảm cấp tính. Nhịp tim khi nghỉ ngơi 75 nhịp/phút và độ bão hòa oxy dưới 85% và các triệu chứng khác dẫn đến nhập viện, xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính.
Khoảng 65 ngày tiếp theo (hơn 2 tháng): Các triệu chứng ho tái phát, suy nhược nghiêm trọng, đau cơ và đau xương, sốt và ớn lạnh nhẹ xuất hiện. Xét nghiệm PCR dương tính. Ho và đau ngực kéo dài đến 2 tháng. Cơn ho vẫn tiếp tục và cần phải sử dụng nhiều loại thuốc xịt hít, theo Researchgate.
Trường hợp thứ hai
Một người đàn ông 48 t.uổi có biểu hiện nhức đầu, sốt, ho, ớn lạnh, tiêu chảy vào ngày 9.3.2020. Xét nghiệm cho kết quả dương tính. Bệnh nhân được tự cách ly tại nhà và hầu hết các triệu chứng biến mất sau vài ngày, chỉ còn ho.
4 Tháng sau: Bệnh nhân đau đầu nhẹ trong 3 đêm. Xuất hiện nhiều triệu chứng như sổ mũi và đau nhức cơ thể, ho, cảm giác nóng rát ở tay chân và mệt mỏi. Các triệu chứng kéo dài trong 10 ngày và được giải quyết mà không cần nhập viện. Một lần nữa xét nghiệm lại cho kết quả dương tính với Covid-19.
98 Ngày tiếp theo (hơn 3 tháng): Xuất hiện trở lại các triệu chứng như ho, suy nhược nghiêm trọng, đau cơ, cảm giác nóng rát ở tay chân, sốt, tiêu chảy và buồn nôn. Không có triệu chứng nghiêm trọng về hô hấp nhưng sốt nhẹ và các triệu chứng tiêu hóa. Xét nghiệm PCR dương tính. Nhịp tim lúc nghỉ là 96 nhịp/phút với độ bão hòa oxy là 94%.
Trường hợp thứ ba
Người chưa tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn gấp đôi so với người đã tiêm chủng đầy đủ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vào tháng 4.2020, một người đàn ông 46 t.uổi bị đau đầu dữ dội và buồn ngủ trong 3 ngày. Sau 4 ngày, anh bị sốt, khó thở, ho, nhức đầu, chóng mặt, sụt cân, suy nhược nghiêm trọng và chán ăn. Mạch 95 nhịp/phút khi nghỉ ngơi với độ bão hòa oxy là 89%.
Sau đó, các triệu chứng được cải thiện và sau 3 tuần, xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính.
3 Tháng sau: Bệnh nhân bị các triệu chứng nhẹ như sốt và ớn lạnh, suy nhược. Xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính và độ bão hòa oxy là 90%.
4 Tháng tiếp theo: Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm sốt trên 40 độ, ớn lạnh và suy nhược nghiêm trọng, tiêu chảy nặng, sụt cân, khó thở và chán ăn. Xét nghiệm PCR dương tính.
Các nhà nghiên cứu nói gì?
Khoảng 12 tháng sau khi xuất hiện những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, các chuyên gia đã nghi ngờ về sự tái nhiễm của SARS-CoV-2, mặc dù một số báo cáo đã được các nhà khoa học đ.ánh giá trên toàn cầu. Triệu chứng của tái nhiễm thường nhẹ hơn so với nhiễm Covid-19 lần đầu.
Trong nghiên cứu trên, các triệu chứng của tái nhiễm khác nhau ở cả ba trường hợp: một người có triệu chứng nhẹ, hai người có triệu chứng trung bình, cần hỗ trợ oxy. Những bệnh nhân hồi phục ít nhất 2 tháng, sau đó bị nhiễm Covid-19 lần thứ 3. Từ các dấu hiệu lâm sàng, do nghi ngờ bệnh nhân tái nhiễm với Covid-19, nên họ đã được làm xét nghiệm và cho kết quả dương tính.
Các trường hợp trên đã cung cấp bằng chứng quan trọng về việc tái nhiễm SARS-CoV-2 ngay cả đến lần thứ 3. Do đó, cần xem xét nhiều hơn ở những bệnh nhân tái phát các triệu chứng Covid-19.
Nên làm gì để ngăn ngừa tái nhiễm?
Tái nhiễm Covid-19 cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo những người đã nhiễm Covid19 nên tiêm chủng khi điều kiện cho phép.
Nghiên cứu gần đây cho thấy trong số những người từng nhiễm Covid-19, người chưa tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm cao hơn gấp đôi so với người đã tiêm chủng đầy đủ, theo Mayo Clinic.
Cải thiện chứng đau nửa đầu nhờ ăn nhiều mỡ cá
Chế độ ăn nhiều cá béo đã giúp những người thường xuyên bị đau nửa đầu giảm số lần và cường độ cơn đau so với những người ăn nhiều dầu và mỡ thực vật hơn.
Một nghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn nhiều cá béo đã giúp những người thường xuyên bị đau nửa đầu giảm số lần và cường độ cơn đau so với những người ăn chế độ ăn nhiều dầu mỡ thực vật. Phát hiện của nhóm nghiên cứu từ Viện Quốc gia về Lão hóa (NIA) và Viện Quốc gia về Lạm dụng và nghiện rượu (NIAAA), Viện Y tế Quốc gia và Đại học Bắc Carolina (UNC) tại Chapel Hill, được xuất bản trên tạp chí The BMJ.
Nghiên cứu mới trên 182 người lớn thường bị đau nửa đầu dựa trên nghiên cứu trước đây về tác động của axit linoleic với chứng đau mãn tính. Axit linoleic là một axit béo không bão hòa đa thường có trong chế độ ăn uống của người Mỹ như ngô, đậu tương và các loại dầu tương tự, cùng một số loại hạt.
Các nghiên cứu nhỏ hơn trước đây của nhóm đã khám phá xem liệu axit linoleic có làm viêm các mô và đường dẫn đến đau nửa đầu trong dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh lớn nhất và phức tạp nhất trong số 12 dây thần kinh sọ của cơ thể hay không.
Họ phát hiện ra rằng chế độ ăn ít axit linoleic và nhiều axit béo omega-3 hơn (có trong cá và động vật có vỏ) có thể làm dịu chứng viêm đường dẫn truyền đau này.
Sau khi can thiệp vào chế độ ăn uống kéo dài 16 tuần, những người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên vào 1 trong 3 kế hoạch ăn lành mạnh. Tất cả những người tham gia đều nhận được danh sách đồ ăn bao gồm cá, rau, đậu gà, salad và đồ ăn sáng.
Một nhóm nhận các bữa ăn có nhiều cá béo hoặc dầu từ cá béo và giảm axit linoleic. Nhóm thứ hai ăn nhiều cả cá béo và axit linoleic hơn. Nhóm thứ ba có bữa ăn với lượng axit linoleic cao và cá béo thấp hơn để mô phỏng mức tiêu thụ trung bình của người Mỹ.
Các biện pháp can thiệp chế độ ăn uống tăng chất béo omega-3 và giảm axit linoleic cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc giúp giảm số lượng và tần suất đau nửa đầu hơn so với các chất bổ sung dầu cá.
Trong suốt thời gian can thiệp, những người tham gia được theo dõi số ngày, thời gian và cường độ của chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng của cơn đau đầu đến khả năng hoạt động ở nơi làm việc, trường học, trong cuộc sống xã hội và tần suất người tham gia cần dùng thuốc giảm đau cũng được quan tâm.
Khi nghiên cứu bắt đầu, những người tham gia trung bình có hơn 16 ngày đau đầu mỗi tháng, đau nửa đầu hơn 5 giờ mỗi ngày và có tác động đến chất lượng cuộc sống mặc dù đã sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau.
Chế độ ăn ít dầu thực vật và nhiều cá béo giúp giảm từ 30-40% tổng số giờ đau và đau đầu dữ dội mỗi ngày và tổng số ngày đau đầu mỗi tháng so với nhóm đối chứng. Các mẫu m.áu của nhóm này cũng có lượng lipid gây đau thấp hơn.
Chứng đau nửa đầu được xếp hạng trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn đau mãn tính, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Hơn 4 triệu người trên thế giới mắc chứng đau nửa đầu mãn tính (ít nhất 15 ngày đau nửa đầu mỗi tháng) và hơn 90% người bị đau không thể làm việc hoặc hoạt động bình thường trong cơn đau, có thể kéo dài từ bốn giờ đến ba ngày.
Phụ nữ trong độ t.uổi từ 18 đến 44 đặc biệt dễ bị chứng đau nửa đầu, và ước tính có khoảng 18% phụ nữ Mỹ bị ảnh hưởng. Các loại thuốc điều trị chứng đau nửa đầu hiện nay thường chỉ giúp giảm nhẹ một phần và có thể có tác dụng phụ tiêu cực bao gồm an thần, nguy cơ bị phụ thuộc và ‘nghiện’ thuốc.
Tiến sĩ Luigi Ferrucci, giám đốc khoa học của NIA cho biết: “Nghiên cứu này đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, thay đổi chế độ ăn uống có khả năng cải thiện tình trạng đau mãn tính gây suy nhược như đau nửa đầu mà không có tác dụng phụ như uống các loại thuốc thường được kê đơn”.
Nhóm NIH do Chris Ramsden, một nhà điều tra lâm sàng trong các chương trình nghiên cứu nội bộ của NIA và NIAAA, và là thành viên trợ giảng của UNC, dẫn đầu. Ramsden và nhóm của ông chuyên nghiên cứu về lipid – hợp chất axit béo được tìm thấy trong nhiều loại dầu tự nhiên – và vai trò của chúng trong quá trình lão hóa, đặc biệt là đau mãn tính và các tình trạng thoái hóa thần kinh. Nhóm UNC được dẫn đầu bởi Doug Mann, Tiến sĩ, Khoa Thần kinh và Kim Faurot, Tiến sĩ, thuộc Chương trình Y học Tích hợp. Kế hoạch bữa ăn được thiết kế bởi Beth MacIntosh, M.P.H., thuộc Khoa Dinh dưỡng và Dịch vụ Thực phẩm của UNC Healthcare.
Thành viên nhóm nghiên cứu, Chris Ramsden nói: “Những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp hàng triệu người Mỹ giảm nhẹ các cón đau nửa đầu. Đó là bằng chứng khác cho thấy thực phẩm chúng ta ăn ảnh hưởng sức khoẻ như thế nào”.
Các nhà nghiên cứu lưu ý phát hiện này đóng vai trò xác thực rằng, những biện pháp can thiệp dựa trên chế độ ăn uống tăng chất béo omega-3 và giảm nguồn axit linoleic cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc giúp giảm số lượng và tần suất đau nửa đầu so với các chất bổ sung dầu cá. Họ hy vọng sẽ tiếp tục mở rộng công trình này để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn uống đối với các tình trạng đau mãn tính khác.