GĐXH – Nếu uống bia mà không ăn không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nếu kéo dài còn nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Từ vụ cả nhà ngộ độc vì ăn nấm, bác sĩ khuyến cáo nấm có dấu hiệu này tuyệt đối không nên ăn
GĐXH – Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chỉ được sử dụng nấm khi biết chắc chắn nấm đó không chứa chất độc hại.
Mùa hè, bia là thức uống giải khát của nhiều nam giới. Uống một vài cốc bia lạnh có thể giúp bạn cảm nhận ngay sự mát mẻ. Tuy nhiên, thực tế bia vẫn là thức uống có cồn được làm bằng cách lên men các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì và kèm theo hương vị với hoa bia.
Theo các chuyên gia y tế, cứ uống 330 ml bia hơi với độ cồn 4%, nghĩa là cơ thể đã nạp 10 gram cồn. Số lượng cồn này cũng tương tự uống 1 ly rượu vang 13,5 độ hay tương tự như khi uống 1 chén rượu mạnh (30 ml). Rõ ràng không có ngoại lệ nào quy định về tiếp thụ rượu, bia trên các loại hình đồ uống… Uống bia không thể giải được nhiệt, uống bia vào sẽ khiến cơ thể bốc hỏa…
Khi bạn uống bia, chất cồn vào cơ thể sẽ hòa tan trong máu, làm độ nhớt tăng lên, buộc máu phải hấp thu nước ở ngoại mạch để pha loãng máu ở trong tĩnh mạch do đó cũng gây ra cảm giác khô miệng. Uống bia nhiều cũng kích thích thận hoạt động, đẩy nhanh quá trình bài tiết, tiểu nhiều làm cơ thể mất độ ẩm nhanh hơn.
Ảnh minh họa
4 điều cần tránh khi uống bia để không hại sức khỏe:
Không uống bia quá lạnh
Nhiệt độ lí tưởng để uống bia là 12 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao làm hàm lượng doxit cacbon bị thất thoát làm giảm sự hấp dẫn của bia bởi bia dễ bị đắng. Ngược lại nhiệt độ quá thấp dưới 5 độ C làm cho protein có trong bia bị phân hủy, cấu trúc dinh dưỡng bị phá hỏng. Uống bia quá lạnh cũng dễ làm khiến quá trình lưu thông máu giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, tiêu chảy, viêm tụy cấp tính.
Không chỉ uống bia mà không ăn
Trong cuộc vui, nhiều người thích uống hơn là dùng đồ ăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, không chỉ làm bạn có cảm giác vô cùng mệt mỏi mà nó còn ảnh hưởng đến dạ dày và tiêu hóa. Nếu thói quen này kéo dài quá lâu sẽ làm tăng tỷ lệ bị ung thư dạ dày.
Không uống bia cùng đồ nướng
Các thực phẩm được sử dụng để nướng thường là hải sản, thịt động vật hoặc nội tạng động vật. Khi kết hợp với bia – loại đồ uống gây cuyển hoá purine cao – sẽ thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh gout.
Bên cạnh đó đồ nướng có thể sản sinh ra các benzopyrene có thể gây ra ung thư ví dụ như acid nucleic có trong thịt gây đột biến gen. Mặt khác, bia khi vào dạ dày sẽ khiến chất nhầy tại niêm mạc dạ dày bị hoà tan làm cho protein dễ dàng hấp thụ hơn, nguy cơ ung thư cũng sẽ cao hơn.
Ảnh minh họa
Không uống quá nhiều bia
Khi uống bia, chất cồn vào cơ thể sẽ hòa tan trong máu, Vì vậy, việc uống bia quá nhiều sẽ gây ra nhiều hệ luỵ xấu cho sức khoẻ, gây tổn thương cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, dạ dày,… Vì thế nếu như trong suốt mùa hè ngày nào bạn cũng uống bia quá nhiều sẽ khiến sức khoẻ bị suy giảm.
Uống bao nhiêu bia là đủ?
Nếu như bạn uống quá nhiều bia sẽ khiến lá gan làm việc quá sức không thể thải hết độc ra ngoài như vậy sẽ gây mất an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.
Vì vậy liều lượng khuyên khi uống bia đó là nam giới không uống quá 2 cốc bia hơi 330ml trên ngày, nữ giới không uống 1 cốc bia hơi 330ml trên ngày và tuyệt đối không uống quá 5 ngày/ tuần.
Bên cạnh đó khi uống bia bạn nên chọn loại bia có thương hiệu, tên tuổi trên thị trường không nên uống những loại bia không nhãn mác rất dễ bị ngộ độc bia.
Ăn xôi buổi sáng an toàn, nhưng 5 nhóm người này tốt nhất không nên ăn
GĐXH – Với những người bị đau dạ dày, nếu ăn xôi vào buổi sáng dễ bị trào ngược, ợ hơi, ợ chua và có cảm giác rất khó chịu.
Những tác hại đáng sợ của mì gói, thích đến mấy cũng không nên ăn nhiều