Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trong khi mùa lạnh đã đến, nếu không cẩn thận bạn có thể bị cảm lạnh và các triệu chứng dễ nhầm với bệnh COVID-19 hoặc ngược lại.
Các nhà chuyên môn lưu ý rằng triệu chứng của bệnh COVID-19 có thể nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường, nhất là triệu chứng gặp ở những trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo cần lưu ý để phân biệt, tránh nhầm lẫn gây hậu quả tai hại.
1. Các triệu chứng điển hình của người mắc COVID-19
– Triệu chứng của bệnh COVID-19 gặp ở người chưa được tiêm chủng vaccine
Những người mắc COVID-19 khi chưa được tiêm chủng vaccine thường có các triệu chứng nhưsốt,đau đầu, viêm họng, sổ mũi, ho dai dẳng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mất khứu giác, khó thở… Nếu bệnh nặng, ngoài tổn thương ở cơ quan hô hấp gây khó thở, suy hô hấp, còn tổn thương các cơ quan khác như tuần hoàn, gan, thận, thần kinh trung ương…
– Triệu chứng mắc COVID-19 ở người tiêm đủ liều vaccine
Ho dai dẳng ở người mắc COVID-19
Gần đây, CDC Mỹ thông báo rằng những người đã tiêm vaccine đầy đủ mà mắc bệnh thì triệu chứng nhẹ hơn và ít gây biến chứng nặng hơn so với người chưa tiêm vaccine mà mắc COVID-19. Thực ra, phần lớn các trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine khi nhiễm nCOV thì sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng ít trầm trọng hơn và hiếm khi phải nhập viện, thậm chí là tỷ lệ t.ử v.ong thấp hơn.
Theo Express, Giáo sư Tim Spector, Đại học Kings College London (Anh) phát hiện chảy nước mũi là triệu chứng hàng đầu hiện nay ở người đã tiêm chủng đầy đủ bị bệnh COVID-19 (chiếm tới 73%). Trong khi người chưa tiêm chủng, nếu mắc COVID-19, có 3 triệu chứng phổ biến nhất là đau đầu, đau họng và chảy mũi. Đặc biệt là ho dai dẳng không còn là dấu hiệu hàng đầu của người bệnh mắc COVID-19 đã tiêm chủng đủ liều. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Anh cũng khuyến cáo là các triệu chứng gặp ở người chưa tiêm phòng như sốt, khó thở thì vẫn có thể gặp ở một số bệnh nhân đã tiêm phòng đầy đủ nhưng không phải tất cả.
2.Triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh
Đây là căn bệnh thường gặp và hầu như không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe của người trưởng thành, nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn tới t.rẻ e.m nếu mắc phải. Nguyên do là bởi vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, nếu gặp điều kiện bất lợi có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp như phổi, phế quản.
Bệnh cảm lạnh là do virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus hô hấp thuộc chủng Rhinovirus, hoặc virus đường ruột chủng Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt b.ắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Ít gặp hơn là các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh.
– Triệu chứng thường gặp:
Triệu chứng thường gặp nhất của cảm lạnh là nghẹt mũi, khó thở, hắt hơi…
Sau khi cơ thể bị nhiễm virus khoảng 2 – 3 ngày, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện của bệnh tác động lên các cơ quan xoang, mũi, họng, kéo dài từ 3 – 7 ngày. Trong khoảng 3 ngày đầu là khoảng thời gian dễ gây lây nhiễm cho người khác nhất. Bệnh cảm lạnh thông thường chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người bệnh, nhưng các triệu chứng thường gặp nhất là nghẹt mũi, khó thở, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, ho, đau họng, viêm họng, đau đầu, đau nhức cơ thể, hắt hơi, có thể có sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi trong người. Ngoài ra, một số người bệnh cảm lạnh có thể bị mất vị giác, sưng hạch bạch huyết, xuất hiện cảm giác có áp lực trong tai và mặt khi bị cảm lạnh. Tuy cảm lạnh có thể tự khỏi trong vài ngày, nhưng cũng có một số trường hợp không được điều trị kịp thời, cảm lạnh sẽ gây ra một số các biến chứng cho cơ thể, như hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính hoặc các n.hiễm t.rùng thứ cấp khác.
3. Vì sao cần phân biệt triệu chứng COVID-19 và cảm lạnh?
Như vậy, chúng ta thấy rất khó để phân biệt cảm lạnh thông thường và COVID-19 nhất là mùa lạnh đã và đang đến, điều này đồng nghĩa nhiều người nghĩ mình bị cảm lạnh nhưng thực tế có khả năng đã mắc COVID-19, nhất là người đang ở trong vùng dịch hoặc vùng có nguy cơ cao. Vì vậy, các chuyên gia lo ngại người dân không phân biệt được COVID-19 và cảm lạnh cũng như các bệnh đường hô hấp thông thường khác do có những biểu hiện tương tự.
Giáo sư Tim Spector, Đại học Kings College London, cho biết “Khi sang những tháng lạnh hơn, cảm lạnh bùng phát và số ca nhiễm COVID-19 vẫn cao. Phân biệt được hai loại bệnh này khó hơn bao giờ hết khi các trường hợp COVID-19 đã tiêm vaccine thường có biểu hiện nhẹ như hắt hơi, đau đầu, nhất là chảy mũi. Họ dễ dàng lây truyền cho các thành viên trong gia đình, cộng đồng hoặc đồng nghiệp”, bởi vì khi đó họ nghĩ là là cảm lạnh cho nên họ sẽ không đi xét nghiệm SARS-COV-2 , khiến việc kiểm soát dịch gặp khó khăn hơn.
Để hạn chế sự nhầm lẫn giữa cảm lạnh và COVID-19 làm cho dịch bệnh khó kiểm soát hơn, ngành y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở cần tuyên truyền rộng rãi cho mọi người dân biết khi nghi ngờ cảm cúm, cảm lạnh nên khai báo y tế và nên đi khám bệnh ngay để được xét nghiệm sàng lọc bệnh COVID-19. Bên cạnh đó cần thực hiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đúng đối tượng, đầy đủ nhất có thể, bởi vì, vaccine là tấm lá chắn phòng COVID-19 hữu hiệu nhất, kèm theo thực hiện thông điệp “5K” một cách nghiêm túc.
5 bệnh dễ mắc khi chuyển mùa lạnh
Cảm lạnh, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm họng, thanh quản… là một số bệnh t.rẻ e.m dễ mắc khi chuyển mùa lạnh.
Dưới đây là 5 bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc khi chuyển mùa lạnh và các lời khuyên về cách giữ cho trẻ khỏe mạnh:
Cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi được biểu hiện bằng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho hoặc đau đầu. Trẻ cũng có thể bị sốt sớm. Sốt thường thấp. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm, mặc dù chúng thường gặp nhất trong những tháng mùa đông, được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Hầu hết cơn cảm lạnh trở nên tồi tệ trong 3-5 ngày và sau đó bắt đầu được cải thiện. Việc giải quyết hoàn toàn các triệu chứng cảm lạnh phải mất khoảng 7-10 ngày. T.rẻ e.m thường bị cảm lạnh từ 10 lần trở lên mỗi năm.
Để phòng tránh, bố mẹ cần giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, đầu, cổ cho trẻ; thực hiện uống nước ấm và không cho ăn đồ lạnh; bổ sung những thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước.
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)/Viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ do virus. Nó thường được thấy ở t.rẻ e.m dưới 12 tháng t.uổi. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè.
Virus hợp bào hô hấp là loại virus đặc biệt, nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản, mặc dù nhiều loại virus khác nhau có thể gây viêm phế quản. Nó thường bắt đầu tương tự như cảm lạnh thông thường và sau đó có thể tiến triển thành một căn bệnh nghiêm trọng hơn, với biểu hiện thở khò khè, khó thở và mất nước. Tương tự như cảm lạnh, các triệu chứng có xu hướng xấu đi trong vài ngày đầu và sau đó từ từ cải thiện. Hầu hết t.rẻ e.m được điều trị tốt ở nhà, một số trẻ phải nhập viện do khó thở hoặc mất nước. Bệnh nhi có thể bị ho kéo dài hai tuần trở lên.
Cảm cúm
Cảm cúm thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi là cúm. Nó thường xuất hiện nhanh chóng với sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ bắp. Sốt thường kéo dài đến 5 ngày. Có một số loại thuốc chống virus có sẵn để giúp chống lại bệnh cúm. Tuy nhiên, những thuốc này chỉ rút ngắn thời gian bị bệnh xuống 1-2 ngày và phải được bắt đầu kịp thời để có ích. Nói chung, những thuốc này chỉ được khuyến nghị đối với t.rẻ e.m có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng hoặc nhập viện.
Viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn thường thấy ở t.rẻ e.m trong độ t.uổi đi học. Một số trẻ sẽ bị sốt cao hoặc nôn mửa. Nó thường được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. T.rẻ e.m nên ở nhà không đến trường học và tham gia các hoạt động khác cho đến khi chúng đã được dùng kháng sinh, hết sốt trong 24 giờ.
Dạy trẻ vệ sinh tay tốt và cách che miệng (bằng khuỷu tay) khi ho hoặc hắt hơi. Nếu là trẻ sơ sinh, hãy giữ trẻ ở nhà, cố gắng tránh các khu vực đông người.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột vào giữa đêm. Trẻ ho to, tiếng ho khan, âm sắc cao. Trẻ cũng có thể phát ra tiếng động lớn trong khi thở – các bác sĩ gọi là tiếng khò khè, thở rít thanh quản. Trẻ bị ho nhẹ và thường được hỗ trợ tại nhà. Đối với trẻ viêm thanh quản bị ho từ trung bình đến nặng hoặc khó thở thì phải đưa đến bệnh viện ngay. Bệnh được điều trị dễ dàng với các phương pháp điều trị khí dung và steroid.
Viêm phổi
Không giống như các bệnh mùa đông thông thường khác, viêm phổi thường do nhiễm vi khuẩn. Nó có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi nó bắt đầu như một cơn cảm lạnh, sau đó tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Ở những lần khác, có vẻ như trẻ ban đầu đã khỏe hơn, rồi đột nhiên trở lại tồi tệ. Nếu trẻ bị cảm trong vài ngày rồi đột nhiên bị sốt cao và ho càng nặng hơn thì có thể là dấu hiệu của viêm phổi, cần khám để đ.ánh giá.
Bất cứ khi nào thấy trẻ bị khó thở, nên tìm kiếm đ.ánh giá chăm sóc sức khỏe kịp thời. Hầu hết viêm phổi có thể được điều trị ngoại trú bằng kháng sinh, nhưng một số t.rẻ e.m với các trường hợp nặng sẽ phải nhập viện.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng
Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108