Bạn đọc hỏi: Tôi vừa nghỉ việc tại doanh nghiệp nhưng chưa lấy sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) vì chưa được chốt sổ.
Nếu không lấy sổ BHXH khi nghỉ việc, người lao động có gặp bất lợi gì không?
Bài Viết Liên Quan
- Người Việt cần bỏ gấp 4 thói quen vào buổi sáng này để đột quỵ “chạy xa”
- Những loại thực phẩm hủy hoại đời sống t.ình d.ục của bạn
- Phát hiện trường hợp mắc hội chứng ‘đứng ngồi không yên’ do kích thích đường s.inh d.ục
Khu vực tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của BHXH tỉnh Cà Mau. Ảnh: TTXVN.
Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau:
Nếu không lấy sổ BHXH khi nghỉ việc, người lao động bị ảnh hưởng quyền lợi sau:
Không được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp ngay sau khi nghỉ việc, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, bao gồm:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
(Trừ: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng)
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.
– Đã nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.
Hồ sơ này bao gồm: Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu); Bản chính/bản sao có chứng thực/bản sao kèm bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; Bản chính sổ bảo hiểm xã hội.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp.
(Trừ các trường hợp: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, c.hết…)
Như vậy, sổ BHXH là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu không có sổ BHXH, dù người lao động đủ các điều kiện khác thì cũng sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp do hồ sơ không hợp lệ.
Tuy nhiên, nếu chưa hưởng ngay thì số t.iền trợ cấp thất nghiệp này sẽ không mất đi mà thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu và cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo khi người lao động đủ điều kiện.
Không được hỗ trợ học nghề
Hỗ trợ học nghề là một trong những quyền lợi dành cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp sau khi nghỉ việc.
Theo Điều 55 Luật Việc làm, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng có thể làm hồ sơ để nhận khoản hỗ trợ này.
Hồ sơ hưởng hỗ trợ học nghề bao gồm các giấy tờ sau:
– Đang chờ giải quyết hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại nơi hưởng: Nộp đơn đề nghị hỗ trợ học nghề.
– Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương khác: Nộp các giấy tờ sau:
Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề; Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chính/bản sao có chứng thực/bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
– Trường hợp đủ điều kiện hưởng hỗ trợ học nghề nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Nộp hồ sơ gồm: Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu; Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc, quyết định thôi việc, quyết định sa thải, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng …; Sổ bảo hiểm xã hội.
(Điều 24 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP)
Như vậy, để hưởng hỗ trợ học nghề, hồ sơ mà người lao động nộp sẽ phải có sổ BHXH hoặc không thì người lao động phải thuộc trường hợp đang chờ giải quyết hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong khi đó, nếu đang chờ giải quyết hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trước đó, người lao động đã phải nộp sổ BHXH cho trung tâm tâm dịch vụ việc làm.
Vì vậy, nếu nghỉ việc mà không lấy sổ BHXH, người lao động cũng sẽ không được nhận hỗ trợ học nghề. Mặt khác, nếu không làm thủ tục hưởng thì người lao động sẽ mất quyền lợi này mà không được cộng dồn cho lần hưởng sau.
Không thể làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 95/2013/QH13, nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt, người lao động sau một năm kể từ khi nghỉ việc sẽ được lấy BHXH một lần.
Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 đã hướng dẫn cụ thể hồ sơ đề nghị nhận BHXH 01 lần trong trường hợp này gồm:
– Bản chính Sổ bảo hiểm xã hội.
– Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB).
Theo đó, có thể nhận thấy, hồ sơ hưởng BHXH một lần cũng buộc phải có sổ BHXH. Nếu không có sổ BHXH, hồ sơ sẽ bị thông báo là không hợp lệ. Chính vì vậy, nếu muốn nhận số t.iền này, người lao động bắt buộc phải trở lại công ty cũ để lấy sổ BHXH.
Tuy nhiên, nếu chưa rút BHXH một lần ngay, người lao động không bị mất đi quyền lợi. Thời gian tham gia BHXH sẽ tiếp tục được bảo lưu đến khi có đủ hồ sơ để thực hiện rút một lần.
Do đó, có thể thấy sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là căn cứ quan trọng để giải quyết các chế độ cho người lao động. Thực tế hiện nay, khá nhiều người sau khi nghỉ việc lại thờ ơ với việc lấy sổ BHXH. Nhiều người cũng không để ý đến quá trình đóng BHXH của doanh nghiệp nên dẫn đến không ít trường hợp nợ đóng BHXH. Nếu bạn nghỉ việc tại doanh nghiệp thì sớm yêu cầu doanh nghiệp trả sổ BHXH để đảm bảo quyền lợi như trên.
Gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp giúp học sinh, sinh viên ra trường sớm có việc làm
Việc kết nối giữa doanh nghiệp (DN) và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gần đây mang lại hiệu quả, tạo được nhiều vị trí việc làm cho học sinh, sinh viên (HSSV), người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (cao đẳng, trung cấp).
Khoảng trên 80% người học nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Mới đây, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Ngọc Sơn có chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về vấn đề đào tạo nghề. Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, nhìn cả chặng đường phát triển cho thấy, bảo hiểm (BH) thất nghiệp mang lại lợi ích cho cả người lao động (NLĐ) và chủ sử dụng lao động (SDLĐ), nhằm sớm đưa NLĐ thoát khỏi tình trạng mất việc làm.
Cụ thể, số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng qua từng năm, đặc biệt từ sau khi Luật Việc làm có hiệu lực thi hành. Năm 2010 mới có 270 người được hỗ trợ học nghề, thì đến năm 2020 tăng lên hơn 41.973 người với tổng số t.iền chi hỗ trợ trên 148 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so sánh với tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì số lượng người học nghề chưa cao, mới chiếm khoảng 4,18% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu là do đa số người thất nghiệp là lao động phổ thông, đời sống khó khăn, không có nguồn dự trữ hoặc hỗ trợ khác. Vì vậy, khi bị mất việc, NLĐ chỉ quan tâm đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không mặn mà với việc học nghề.
Bên cạnh đó, thời gian hỗ trợ học nghề ngắn (tối đa 6 tháng) nên chưa đáp ứng được một số ngành nghề trình độ trung cấp trở lên. Các Trung tâm dịch vụ việc làm (DVVL) ngoài đóng vai trò là nơi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết trợ cấp thất nghiệp, còn có vai trò hỗ trợ đào tạo, giới thiệu việc làm cho NLĐ.
Tuy nhiên, hiện chưa có liên kết giữa cơ sở đào tạo với DN để xác định đúng nhu cầu; các lớp học nghề chủ yếu vẫn dạy lái xe, may mặc, cắm hoa, tin học… nên chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Vì vậy, ĐBQH đặt vấn đề: Hệ thống đào tạo nghề đã đáp ứng nhu cầu thị trường lao động chưa? Xét từ thực tế thì doanh nghiệp (DN) thực sự có nhu cầu đào tạo để duy trì việc làm thông qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp của ngành LĐTBXH không và giải pháp để hệ thống đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động?
Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn bằng văn bản, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: Về hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp trong khoảng 5 năm gần đây cho thấy, kết quả đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đ.ánh giá cao trên toàn bộ cục diện, trong các diễn đàn cũng như đ.ánh giá những mặt chưa đạt được của giáo dục nghề nghiệp để đổi mới, phát triển linh hoạt trong thời gian tới và giai đoạn tiếp theo.
Đặc biệt, đào tạo nhân lực trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn là câu chyện dài để củng cố và phát triển, tiến tới mục tiêu chung là chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động không giới hạn. Trong giáo dục nghề nghiệp nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Theo Bộ LĐTBXH, hiện kỹ năng của NLĐ Việt Nam được nâng tầm, khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp hạng chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng 13 bậc năm 2019. Đáng chú ý, trong các kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới, thành tích của các thí sinh luôn được cải thiện; năm 2019 lần đầu tiên Việt Nam giành Huy chương Bạc tại Kỳ thi kỹ năng nghề thế giới tổ chức tại Liên bang Nga, xếp thứ 25/63 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Những kết quả trên khẳng định giáo dục nghề nghiệp đã có bước chuyển quan trọng về chất và lượng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, kỹ năng nghề nghiệp của HSSV tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được nâng lên; NLĐ qua giáo dục nghề nghiệp tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận được các vị trí, công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện (lĩnh vực viễn thông, dầu khí, cầu đường…); khoảng trên 80% người học tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt trên 90%, đặc biệt có nhiều trường ở nhiều ngành, nghề đạt tỷ lệ 100%.
Chính vì vậy, giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động vẫn cần thiết phải gần nhau hơn, kết nối với nhau chặt chẽ hơn cùng với DN để tiếp tục đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới, thay đổi của thị trường lao động.
Về vấn đề DN có nhu cầu đào tạo để duy trì việc làm thông qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp của ngành LĐTBXH hay không, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: Thực tế hiện nay có nhiều người tham gia thị trường lao động dưới dạng chính thức và phi chính thức, có cả NLĐ đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp và NLĐ không có chứng chỉ, bằng cấp hay NLĐ thời vụ… Điều này gây không ít khó khăn cho xã hội nói chung và ngành LĐTBXH nói riêng trong việc quản lý và thực thi chính sách.
Việc kết nối giữa DN và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhiều năm gần đây đã đạt hiệu quả, tạo được nhiều vị trí việc làm cho HSSV, người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Điều này thể hiện thông qua việc gắn kết của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp với DN trong và ngoài nước; cũng như ở trong mọi khâu của quá trình đào tạo. Các bên hợp tác với mục tiêu cả hai bên cùng có lợi.
Nghị quyết của Đảng bộ LĐTBXH và nhiều Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ cũng đều nhấn mạnh sự cần thiết, đột phá của giáo dục nghề nghiệp trong việc gắn kết 3 nhà: “Nhà trường – Nhà Doanh nghiệp – Nhà nước”. Đồng thời, kỹ năng nghề của NLĐ được coi trọng vì đây là t.iền lệ của thế giới để hướng tới sự phát triển chung. Do vậy, DN và cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ là mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời trong cả hiện tại và tương lai, để tạo việc làm, duy trì việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.