Ngày 23/11, Hà Nội sẽ bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho t.rẻ e.m 15 – 17 t.uổi bằng vaccine của Pfizer.
Sở Y tế Hà Nội đã có công văn về việc tiếp tục triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 trên địa bàn thành phố đợt 31.
Đáng chú ý, Sở Y tế sẽ sử dụng 304.140 liều vaccine Comirnaty (Pfizer) được phân bổ lần này để thực hiện tiêm mũi một cho t.rẻ e.m từ 15 – 17 t.uổi đang học tập, sinh sống trên địa bàn theo lộ trình hạ dần độ t.uổi.
Số vaccine này có thể sử dụng để tiêm trả mũi 2 cho t.rẻ e.m từ 15 – 17 t.uổi sau khi đã hết đối tượng tiêm mũi một trên địa bàn, đảm bảo khoảng cách giữa 2 mũi ít nhất là 3 tuần.
Ngày mai Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho t.rẻ e.m
Trao đổi với Dân trí, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho hay, từ chiều 22/11, vaccine bắt đầu được cấp về các điểm tiêm chủng. Việc tiêm chủng sẽ được tiến hành ngay từ ngày 23/11.
Địa điểm triển khai tiêm chủng:
– Tại các trường học đối với t.rẻ e.m đang đi học.
– Tại trạm y tế với t.rẻ e.m không đi học hoặc học trên địa bàn tỉnh/thành phố khác.
Cùng với đó, Sở Y tế Hà Nội cũng sẽ chuyển các đối tượng thận trọng tiêm chủng đến tiêm tại các bệnh viện. Các trường hợp này bao gồm: trẻ mắc các bệnh bẩm sinh; bệnh mãn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, m.áu,…
Các trung tâm y tế sẽ cung cấp vaccine để các bệnh viện thực hiện tiêm chủng cho t.rẻ e.m.
Với t.rẻ e.m gái khi phát hiện mang thai từ 13 tuần trở lên, sau khi giải thích với cha mẹ/người giám hộ về nguy cơ/lợi ích, nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển tiêm và theo dõi tại các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
Trước đó, Hà Nội đã ban hành kế hoạch liên ngành tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho t.rẻ e.m từ 12 – 17 t.uổi trên địa bàn thành phố.
Đối tượng tiêm chủng của kế hoạch này bao gồm toàn bộ t.rẻ e.m đủ 12 – 17 t.uổi (bao gồm trẻ đi học tại các trường đóng trên địa bàn thành phố và trẻ không đi học đang sinh sống tại Hà Nội) có chỉ định sử dụng vaccine của nhà sản xuất và Bộ Y tế.
Theo dự kiến, sẽ có 791.921 t.rẻ e.m trong đối tượng dự kiến tiêm chủng, cụ thể:
– Trẻ từ 12 đến dưới 16 t.uổi: 519.547 đối tượng.
– Trẻ từ 16 đến dưới 18 t.uổi: 272.374 đối tượng.
Mục tiêu của kế hoạch là trên 95% t.rẻ e.m từ 12 – 17 t.uổi đủ điều kiện tiêm chủng trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiêm đủ mũi vaccine phòng Covid-19 theo từng đợt phân bổ của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, đảm bảo việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và tổ chức tiêm chủng an toàn, đáp ứng nhanh cho công tác phòng chống dịch.
Thành phố sẽ triển khai tiêm ngay khi tiếp nhận vaccine và tùy theo tiến độ cung ứng vaccine của Bộ Y tế. Dự kiến sẽ triển khai tiêm chủng vào quý IV/2021 và quý I/2022
80% ca mắc Covid-19 ở Đắk Lắk đã tiêm phòng vaccine
Qua khảo sát, Sở Y tế Đắk Lắk nhận thấy tỷ lệ mắc Covid-19 đã tiêm phòng vaccine mũi 1 và mũi 2 chiếm đến 80%.
Hiện đang xảy ra tình trạng người dân chủ quan cho rằng tiêm vaccine sẽ không nhiễm bệnh.
Sở Y tế Đắk Lắk vừa có báo cáo sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, từ ngày 8/5 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận hơn 6.700 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 36 trường hợp t.ử v.ong.
80% số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Đắk Lắk đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 (Ảnh minh họa).
Các đơn vị có tỉ lệ mắc/100.000 dân cao như: Krông Búk, thị xã Buôn Hồ, TP Buôn Ma Thuột, huyện Cư Kuin…
Trong 14 ngày qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang có diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Ca mắc phát hiện ngoài cộng đồng trong 3 ngày gần nhất chiếm 86,8%. Số ca mắc mới trong cộng đồng ngày một tăng, chủ yếu phát hiện trong các khu phong tỏa.
Hơn nữa, các chùm ca bệnh ngoài cộng đồng không rõ nguồn lây, việc truy vết các trường hợp có liên quan khó kiểm soát được nhanh chóng vì lượng người tiếp xúc với nhau rất đông. Bên cạnh đó, các chùm ca bệnh tại các buôn đồng bào vẫn xuất hiện liên tục.
Theo Sở Y tế, số ca mắc Covid-19 trong một ngày tăng nhanh chóng khiến công tác điều trị Covid-19 phải tăng công suất lên rất nhiều lần. Hiện tại, các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 vẫn đang còn thiếu nhiều trang thiết bị, vật tư y tế, nhân lực có trình độ cao nên rất dễ chuyển mức độ nặng và nguy kịch của bệnh nhân nếu không được chăm sóc kịp thời.
Ngành y tế tiến hành test sàng lọc để bóc tách F0 tại TP Buôn Ma Thuột (Ảnh: Thúy Diễm).
Hiện toàn tỉnh đã thiết lập 7 cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 với quy mô 3.722 giường bệnh theo mô hình tháp 3 tầng. Trước tình hình diễn biến phức tạp, tỉnh dự kiến tăng số giường điều trị cho bệnh nhân Covid-19 lên 5.580 giường bệnh trên tất cả các tuyến.
Tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 nhẹ và không triệu chứng trên địa bàn chiếm 95,8%, trong thời gian tới tỉnh sẽ áp dụng thí điểm cho một số bệnh nhân điều trị tại nhà nếu đủ điều kiện.
Đặc biệt, qua theo dõi tình trạng nhập viện trong thời gian qua, tỷ lệ người mắc Covid-19 đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 và mũi 2 tại các cơ sở điều trị chiếm đến 80% trường hợp nhập viện điều trị.
Đắk Lắk đã tăng thêm số giường điều trị tại các Bệnh viện Dã chiến (Ảnh: Thúy Diễm).
Sở Y tế Đắk Lắk nhận định, hiện nay đang xảy ra tình trạng một số bộ phận người dân còn chủ quan sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, cho rằng việc tiêm vaccine sẽ không mắc Covid-19 nên việc lây lan trong cộng đồng rất dễ xảy ra nếu công tác truyền thông đến người dân không kịp thời.
Theo Sở Y tế, với số ca mắc mới trung bình một ngày từ 130-170 trường hợp, tỉnh Đắk Lắk dự kiến sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12 với số ca mắc tích lũy có thể lên đến từ 8.000 đến 10.000 trường hợp.
Để đáp ứng tình hình dịch, tỉnh cần khẩn trương triển khai các biện pháp đáp ứng dịch, trong đó: ban hành kế hoạch bổ sung cấp độ dịch (cấp độ 4 lên đến 10.000 trường hợp và cấp độ 5 lên đến 20.000 trường hợp), tiếp tục thí điểm cách ly y tế các trường hợp F1 đủ điều kiện thực hiện cách ly tại nhà, xây dựng kế hoạch quản lý và chăm sóc F0 tại nhà đủ điều kiện và gần các cơ sở điều trị Covid-19.