Người bệnh ung thư chạy khắp thành phố tìm nơi chụp PET/CT

Những ngày này, nhiều bệnh nhân đang phải chạy loanh quanh khắp TP.HCM tìm nơi chụp PET/CT, thế nhưng sớm nhất, họ cũng phải chờ một tháng sau mới đến lượt.

Hết thuốc, máy đóng băng

Chiều 19/5, bệnh nhân T.T.N (đã đổi tên, bị ung thư thực quản) cầm giấy chỉ định chụp PET/CT – 1 kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán, điều trị ung thư trở lại gặp bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức, với cái lắc đầu.

Anh đã tìm đến khắp các bệnh viện có máy chụp PET/CT trong TP.HCM nhưng không được nhận.

Bài Viết Liên Quan

nguoi benh ung thu chay khap thanh pho tim noi chup petct a6d 6454009

Người bệnh phải chờ 1 tháng để được chụp PET/CT tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Bác sĩ Vũ cho hay, bệnh nhân này có một số hạch quanh khối u thực quản và trung thất. Ông đã chỉ định PET/CT để nhận định đây là hạch di căn hạch hay hạch viêm. Nếu chưa di căn, bệnh nhân có thể được tiến phẫu thuật. Nhưng nếu kết quả PET/CT cho thấy các hạch tăng hoạt tính theo hướng đã có di căn hạch, thì bệnh nhân phải chuyển sang hóa trị hoặc phối hợp hóa xạ trị.

PET/CT là kỹ thuật hiện đại, rất cần thiết trong những ca bệnh ung thư khó mà chụp CT hay MRI vẫn còn nghi ngờ. Thế nhưng hiện tại, bệnh nhân ung thư đang phải chạy “vòng vòng” khắp TP.HCM mà không thể chụp được. Đây là thiệt thòi và ảnh hưởng lớn đến người bệnh”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Chiều 19/5, theo nguồn tin từ Bệnh viện Quân y 175, hệ thống máy PET/CT của Trung tâm Ung bướu bệnh viện này đang ngưng nhận đăng ký chụp mới. “Thiếu thuốc cản quang, thiếu thuốc phóng xạ nên máy không hoạt động được”, người này chia sẻ.

Ghi nhận tại Bệnh viện Chợ Rẫy cùng ngày, nhân viên khu đăng ký chụp PET/CT tư vấn, người bệnh phải chờ đến ngày 17/6 mới đến lượt. Hiện danh sách chờ đã kín, bệnh nhân có thể đăng ký tên, số điện thoại, bệnh viện sẽ gọi điện thông báo khi gần đến ngày.

Việc đăng ký giữ chỗ không mất bất kỳ chi phí nào. Tuy nhiên, sự chờ đợi là quá sức với người bệnh ung thư.

nguoi benh ung thu chay khap thanh pho tim noi chup petct 17d 6454009

Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Nhân viên này giải thích, bệnh nhân từ Bệnh viện Nhân dân 115, Quân y 175, Ung bướu dồn về nên gia tăng đột biến. Trong khi đó, Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ có thể thực hiện cho khoảng 10 bệnh nhân/ngày. Đáng ngại hơn, từ ngày 20/5, Bệnh viện này cũng tạm ngưng chụp PET/CT vì lý do bảo trì máy trong khoảng 1 tuần.

Điều này đồng nghĩa với việc, tạm thời không có bệnh viện công lập nào ở TP.HCM chụp PET/CT. Người bệnh ung thư rất có thể phải tính phương án ra Đà Nẵng hoặc Hà Nội để thực hiện kỹ thuật này.

Chờ đợi đến bao giờ?

Chia sẻ với VietNamNet, anh S.T nói, sáng 19/5, anh vừa kịp đưa mẹ đến chụp PET/CT tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau đó, đưa kết quả sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để bác sĩ đ.ánh giá, đưa ra phương án điều trị. Trước đó, mẹ anh nghi ngờ bị K phổi.

“Nhiều người đăng ký từ tháng 3 nhưng sáng nay mới được chụp cùng với mẹ tôi. Có người sẵn sàng bỏ ra 100 triệu để được làm ngay nhưng bệnh viện từ chối. Tôi nghĩ, họ cũng không muốn máy móc chậm trễ thế này nhưng người bệnh không biết trông chờ vào đâu”, anh T. tâm tư.

Theo bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, PET/CT không áp dụng với tất cả bệnh nhân ung thư. Nhưng kỹ thuật này giúp phát hiện được các tổn thương di căn, đ.ánh giá được mức độ đáp ứng, nguy cơ tái phát ung thư và đặc biệt hiệu quả khi đ.ánh giá ca bệnh khó.

“Tôi không “thần thánh hóa” kỹ thuật PET/CT nhưng tình trạng hiện nay là thiệt thòi lớn của người bệnh. Lượng bệnh ung thư của TP.HCM và phía Nam rất lớn trong khi rất ít bệnh viện thực hiện kỹ thuật này”, bác sĩ Vũ lo lắng.

Tại TP.HCM, có 4 bệnh viện từng được trang bị hệ thống máy chụp PET/CT. Bao gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

Trong đó, Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi duy nhất hoạt động pha chế thuốc phóng xạ 18F-FDG phục vụ cho chụp PET/CT. Bệnh viện Ung bướu TP.HCM ngoài hệ thống máy tại cơ sở 1 (quận Bình Thạnh), sắp tới sẽ trang bị cho cơ sở 2 (TP. Thủ Đức). Tuy nhiên, thời điểm này, người bệnh của Bệnh viện Ung bướu cũng phải chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để chụp PET/CT.

Những lời khuyên giúp bệnh nhân ung thư giải tỏa stress

Nhận chẩn đoán ung thư, quá trình điều trị kéo dài cùng với những đau đớn về thể chất có thể gây tổn thương tinh thần cho người bệnh ung thư và người thân của họ ở nhiều mức độ khác nhau.

Theo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, khi có những bất ổn tâm lý, người bệnh ung thư và người thân thường có xu hướng chịu đựng và tự xử lý mà ít khi tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế. Tuy nhiên, những bất ổn tâm lý này nếu không được xử lý đúng và phù hợp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dưới đây là những lời khuyên nhằm giúp bệnh nhân và người thân hiểu rõ hơn về bệnh ung thư, những bất ổn tâm lý để giúp bệnh nhân giải tỏa tâm lý căng thẳng và sống vui, sống khỏe.

Hiểu đúng về bệnh ung thư

Một số câu hỏi mà người bệnh thường đặt ra khi họ nhận được chẩn đoán ung thư như: “Liệu có thể có nhầm lẫn trong chẩn đoán không?”, của mình liệu có thể chữa khỏi?”, “Mình còn sống được bao lâu ?”…

nhung loi khuyen giup benh nhan ung thu giai toa stress 447 6396087

Trạng thái hoang mang, lo lắng cùng với những định kiến sai lầm về ung thư có thể khiến nhiều người bệnh và người thân từ bỏ điều trị tại bệnh viện và tìm đến các phương pháp điều trị không chính thống. Điều này có thể dẫn đến người bệnh bị mất đi cơ hội tốt nhất để được điều trị đúng và kịp thời, rồi quay lại bệnh viện khi bệnh đã trở nên trầm trọng, cơ thể đã suy yếu không còn khả năng điều trị đặc hiệu, “tiền mất, tật mang” một cách đáng tiếc.

Điều tốt nhất bệnh nhân nên làm trong trường hợp này là đến cơ sở chuyên khoa điều trị ung thư, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia y tế để có thể nhận được những thông tin về bệnh của mình một cách đầy đủ và đáng tin cậy nhất.

Đừng ngần ngại khi trao đổi với bác sĩ những vấn đề liên quan đến bệnh của bản thân hay quá trình điều trị chưa hiểu rõ. Quyết định điều trị cuối cùng hoàn toàn thuộc về bệnh nhân và người thân sau khi đã nhận được thông tin đầy đủ và chính xác từ bác sĩ. Có được kiến thức đúng là chìa khóa để mở ra những lựa chọn đúng.

Thấu hiểu bản thân

Việc mắc ung thư đồng nghĩa với việc sức khỏe về thể chất bị ảnh hưởng, sức khỏe tinh thần bị tổn thương và các mối quan hệ xã hội ít nhiều bị xáo trộn.

Có một sự thật mà đôi khi chúng ta bị lãng quên đó là sự lo lắng, thất vọng hay đau khổ là một trong những trạng thái tâm lý bình thường mà một người khi nhận chẩn đoán ung thư sẽ trải qua, và đó là những cảnh báo tâm lý quan trọng để bệnh nhân biết rằng tinh thần, thể chất của mình đang bị tổn thương và cần được chữa lành. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cần tôn trọng cách cơ thể xử lý tổn thương. Việc cố gắng tự trấn an một cách gượng ép có thể khiến não bộ của chúng ta bỏ qua một giai đoạn trung gian quan trọng trong quá trình nhận biết và chữa lành thương tổn, khiến những rối loạn về tâm lý có thể trở nên trầm trọng theo thời gian.

Nếu bệnh nhân thấy mình đang trải qua những cảm xúc “không được tích cực” thì thay vì né tránh, nên thấu hiểu và chấp nhận nó như một điều tự nhiên và không thể tránh khỏi.

Chấp nhận không có nghĩa là bệnh nhân sẽ sống mãi với những cảm xúc tiêu cực ấy, mà thấu hiểu và chấp nhận là bước đệm cho hành trình “lạc quan giữa bi kịch”: sẵn sàng tìm kiếm ý nghĩa tích cực từ những điều tiêu cực.

Nhận sự trợ giúp của người thân

Mắc ung thư có thể khiến người bệnh mất tự tin (do ngoại hình không còn như xưa, cảm giác mình là gánh nặng cho gia đình…), có xu hướng thu mình lại và chịu đựng trong im lặng. Điều này có thể dẫn đến những bất ổn tâm lý vốn có trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, thay vì sống trong thế giới mà chỉ có bản thân và ung thư, bệnh nhân hãy chia sẻ cảm xúc với những người thực sự tin tưởng. Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn khi xung quanh bệnh nhân có những người thật sự yêu thương, quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ.

Với người thân, việc động viên người khác đúng cách không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mặc dù đều xuất phát từ sự quan tâm, lo lắng nhưng những lời động viên quá chung chung, thiếu tinh tế hoặc không phù hợp, có thể vô tình làm người bệnh cảm thấy bị “áp lực” và tổn thương nhiều hơn.

Lên kế hoạch và ưu tiên vấn đề quan trọng

Liệt kê những việc quan trọng trong đời, những mục tiêu muốn thực hiện trước khi bắt đầu điều trị. Bệnh nhân nên chia sẻ những mục tiêu này với bác sĩ điều trị. Mục đích cuối cùng là nhằm đảm bảo việc điều trị ung thư được thực hiện một cách tối ưu nhất, đồng thời những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống của bệnh nhân không những không bị bỏ lỡ mà còn được thực hiện trong trạng thái sức khỏe tốt nhất có thể.

Lên kế hoạch cụ thể cho từng ngày, dành thời gian cho việc ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, uống đủ nước, vận động thường xuyên và giải trí phù hợp tùy theo tình trạng sức khỏe. Việc lên kế hoạch chi tiết không những là cơ sở để có sức khỏe thể chất dẻo dai mà còn giúp những suy nghĩ tiêu cực “không có thời gian” làm phiền tới bệnh nhân. Bệnh nhân nên nhờ tư vấn của bác sĩ điều trị để có chế độ sinh hoạt phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe.

Tham gia các nhóm hỗ trợ

Tham gia một nhóm hỗ trợ người bệnh ung thư trong bệnh viện hoặc ngoài cộng đồng có thể giúp bệnh nhân giải tỏa căng thẳng. Việc giao lưu và đồng hành cùng với những người bệnh ung thư khác trong cộng đồng sẽ mang lại những kinh nghiệm tích cực về cách điều chỉnh bản thân để ứng phó tốt hơn với bệnh tật, cách vượt khó khăn khi cần đưa ra quyết định điều trị, các vấn đề phát sinh khác về gia đình, công việc, …

Tìm đến chuyên gia tâm lý

Những rối loạn về tâm lý sẵn có của một người thường có xu hướng trầm trọng hơn khi mắc ung thư. Khi bệnh nhân hoặc người thân gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn về sức khỏe tâm thần như: rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện hoặc thậm chí là có ý định t.ự s.át, …thì nên được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tâm lý/tâm thần, những người có khả năng đ.ánh giá và điều trị các bất ổn tâm lý từ vừa đến nặng bằng các liệu pháp tâm lý và thuốc phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *