Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước còn hơn 1,28 triệu người mắc COVID-19 đang điều trị, giám sát, trong đó 206 F0 nặng.
Sau nhiều tháng, số F0 trung bình ghi nhận trong 7 ngày giảm xuống 2.251 ca/ngày. Cấp độ dịch trong nước cũng có nhiều thay đổi khi ca mắc mới, ca nặng và t.ử v.ong giảm.
Gần 9,38 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh
Tại nước ta, dịch bệnh vẫn đang được cơ bản kiểm soát trên phạm vi cả nước, mấy ngày gần đây, cả nước ghi nhận trên 1.000 ca COVID-19 trong cộng đồng mỗi ngày và rải rác 1, 2 ca t.ử v.ong mỗi ngày (có ngày không ghi nhận ca t.ử v.ong nào).
Thống kê của Bộ Y tế ngày 18/5 cho thấy, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.831 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 1.830 ca ghi nhận trong nước (tăng 45 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.557 ca trong cộng đồng).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 2.251 ca/ngày.
Bài Viết Liên Quan
- Cứu sống sản phụ thai ngoài tử cung hiếm gặp
- 8 loại thực phẩm giúp giải độc cho cơ thể vào mùa thu
- Đông y và những vị thuốc đặc biệt
Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân vào bệnh viện vẫn đeo khẩu trang và khử khuẩn tay (việc giữ khoảng cách và kiểm tra thân nhiệt tùy theo bệnh viện) nhưng không cần có xét nghiệm âm tính trước khi vào bệnh viện. Các trường hợp có dấu hiệu nghi nhiễm cần chủ động thông báo và đi xét nghiệm… Ảnh: minh hoạ
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.701.796 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.124 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.694.040 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.596.360), TP. Hồ Chí Minh (609.054), Nghệ An (483.750), Bắc Giang (386.472), Bình Dương (383.739).
Tổng số người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi: 9.373.294 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.285.431 trường hợp, trong đó có 206 trường hợp nặng đang điều trị gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 172; Thở ô xy dòng cao HFNC: 19; Thở máy không xâm lấn: 2; Thở máy xâm lấn: 11; Thở ECMO: 2.
Cấp độ dịch COVID-19 mới nhất: Cả nước chỉ còn 7 xã thuộc vùng đỏ
Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.
Đ.ánh giá xu hướng tăng/giảm ca nặng, số ca nhập viện so với số ca mắc để đ.ánh giá nguy cơ tình hình dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai báo ca bệnh tại cộng đồng, hỗ trợ triển khai các thủ tục, chính sách đối với người nhiễm bệnh và mua thuốc điều trị COVID-19
Bộ Y tế nhấn mạnh: Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Những chỉ số tích cực về phòng chống dịch COVID-19 đã làm cho bản đồ dịch tễ cấp độ dịch quy mô xã, phường trên cả nước cũng có sự thay đổi theo chiều hướng vùng xanh, vùng vàng là chủ đạo.
Cập nhật cấp độ dịch mới nhất của Bộ Y tế cho biết trong số 10.604 xã phường cả nước, có 96,3% được xếp nhóm vùng xanh (nguy cơ thấp) và vùng vàng (nguy cơ trung bình). Con số này có tăng so với 5 ngày trước đó. Hiện cả nước chỉ còn 7 xã phường (dưới 0,1%) là vùng đỏ (nguy cơ cao), giảm 3 xã phường so với trước đó 5 ngày.
Không yêu cầu xét nghiệm COVID-19 trước khi vào bệnh viện
Quyết định điều chỉnh về phân luồng, sàng lọc, xét nghiệm người nghi nhiễm, người mắc COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnhvừa được Bộ Y tế ban hành đã có những thay đổi quan trọng so với trước.
Theo đó, người bệnh, người nhà bệnh nhân vẫn đeo khẩu trang và khử khuẩn tay (việc giữ khoảng cách và kiểm tra thân nhiệt tùy theo bệnh viện) nhưng không cần có xét nghiệm âm tính trước khi vào bệnh viện. Các trường hợp có dấu hiệu nghi nhiễm cần chủ động thông báo và đi xét nghiệm…
Đây là hướng dẫn mới nhất thay cho trước đó để đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong Bệnh viện, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả người bệnh, người nuôi bệnh phải sàng lọc, xét nghiệm COVID-19 trước khi vào bệnh viện, nhân viên y tế phải xét nghiệm định kỳ, đặc biệt tại bộ phận các khoa Khám bệnh, hồi sức, thận nhân tạo…
WHO lo ngại biến chủng mới xuất hiện tại Triều Tiên: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 17/5 bày tỏ lo ngại đợt bùng phát tại những khu vực người dân chưa được tiêm phòng như Triều Tiên sẽ tạo ra các biến chủng của virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn.
Mỹ: Thành phố New York ngày 17/5 đã nâng cảnh báo dịch COVID-19 từ mức trung bình lên mức cao, trong bối cảnh số ca nhiễm mới tại thành phố này liên tục tăng trong những tuần gần đây. Mức cảnh báo này có nghĩa là nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng tại New York ở mức cao và gia tăng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe của thành phố rất lớn.
Cùng với việc nâng mức cảnh báo, cơ quan chức năng đưa ra hướng dẫn y tế yêu cầu người dân thành phố đeo khẩu trang ở tất cả các địa điểm công cộng ngoài trời và trong nhà, đồng thời cân nhắc tránh các hoạt động có nguy cơ cao.
Tin tức Covid-19 TP.HCM sáng 22.1: Triển khai thần tốc tiêm vắc xin mũi 3
Phó chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu tập trung chỉ đạo, triển khai thần tốc, thần tốc hơn nữa trong việc tổ chức việc tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên và mũi 2 cho t.rẻ e.m từ 12 đến 17 t.uổi.
Ngày 21.1, Bộ Y tế công bố TP.HCM có 248 ca mắc Covid-19 mới. Như vậy, trong 8 ngày liên tiếp, số ca mắc Covid-19 mới tại TP.HCM là dưới 500. Bên cạnh đó, ngày 21.1, TP.HCM có 9 bệnh nhân Covid-19 t.ử v.ong, trong đó có 1 ca chuyển đến từ Long An.
Diễn tiến ca mắc Covid-19 mỗi ngày tại TP.HCM. Ảnh CỔNG THÔNG TIN COVID-19
Đến thời điểm hiện tại, TP.HCM đang cách ly, chăm sóc và điều trị tổng cộng 12.500 bệnh nhân Covid-19. Trong đó có 2.865 ca đang điều trị tầng 2, tầng 3; 210 ca đang cách ly tập trung và 9.425 ca cách ly tại nhà.
TP.HCM hiện cũng đã tiêm được 19,6 triệu liều vắc xin Covid-19, bao gồm 1,39 triệu liều cho trẻ từ 12 – 17 t.uổi. Trong số này, mũi 1 là hơn 8 triệu, mũi 2 là 7,2 triệu và mũi 3 là 4,3 triệu.
Ngày 21.1, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân trên địa bàn.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu tập trung chỉ đạo, triển khai “thần tốc” và “thần tốc hơn nữa” trong việc tổ chức việc tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên và mũi 2 cho t.rẻ e.m từ 12 đến 17 t.uổi. Việc tổ chức tiêm phải đảm bảo an toàn, thuận lợi cho những người có nguy cơ cao, trong trường hợp cần thiết phải tổ chức các đội tiêm lưu động để tiếp cận, vận động và tiêm phủ cho nhóm người yếu thế và người có nguy cơ cao.
Covid-19 sáng 22.1: Cả nước 2.110.737 ca | Bảo vệ sức khỏe người dân hậu Covid-19
Hiện tại TP.HCM còn khoảng 240.000 liều vắc xin Covid-19, trong đó 40.000 liều AstraZeneca, 3.200 liều Vero Cell, 63.000 liều Moderna và 135.000 liều Pfizer.