Bệnh viêm khớp khiến hơn 350 triệu người trên toàn thế giới phải trải qua cảm giác đau nhức xương khớp dai dẳng.
Tuy nhiên, cơn đau có thể được kiểm soát, hạn chế biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh áp dụng tiến bộ khoa học từ sớm và đúng cách.
Cuộc sống không trọn vẹn vì cơn đau nhức xương khớp “đeo bám”
Kết quả khảo sát do Global RA Network – Mạng lưới viêm khớp dạng thấp toàn cầu tiến hành trong năm 2021 cho thấy, thế giới hiện có 350 triệu người bị viêm khớp. Căn bệnh mạn tính với triệu chứng đặc trưng là sưng, nóng, đỏ, đau khớp dai dẳng này không chỉ là rào cản hạn chế khả năng vận động mà còn tác động tiêu cực đến tinh thần, khiến người bệnh không thể tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.
Đau nhức xương khớp khiến nhiều người bị hạn chế vận động, gián đoạn cuộc sống.
Cơn đau khớp có thể bùng phát ở mọi vị trí như cột sống, khớp gối, cổ tay, vai gáy… khiến khổ chủ gặp trở ngại trong từng chuyển động, gián đoạn những công việc thường ngày như đi lại, đứng ngồi, mặc quần áo, lau dọn nhà cửa, lái xe…
Nếu tiếp tục chịu đựng, mức độ đau nhức sẽ càng gia tăng, tăng nguy cơ chấn thương do té ngã và những biến chứng nguy hiểm như suy giảm chức năng gan, thận, tim và teo cơ, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế vĩnh viễn. Lúc này, để không phải gắn phần đời còn lại với cây nạng hay chiếc xe lăn, người bệnh chỉ có lựa chọn duy nhất là phẫu thuật thay khớp nhân tạo với chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng.
Từ vị trí làm chủ cuộc sống, thậm chí là chỗ dựa cho người thân, nhiều bệnh nhân viêm khớp, thoái hóa khớp có thể đối diện với hiện thực “tàn khốc” nhất là mất hoàn toàn khả năng lao động, phụ thuộc vào người khác. Không thể làm điều mình thích, không thể theo đuổi ước mơ, đan xen với suy nghĩ tiêu cực “bản thân là gánh nặng của gia đình” khiến người bệnh dần rơi vào trạng thái mặc cảm, tự ti và đôi khi muốn từ bỏ cuộc sống.
Khớp bị tổn thương lâu ngày không khắc phục có thể dẫn đến liệt, tàn phế.
Kết quả thống kê từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Hiệp hội Khớp học (Arthritis Foundation) giai đoạn từ 2019 – 2021 cho thấy:
– Cứ 100.000 người thì có 2 người c.hết vì viêm khớp hàng năm.
– Người bị thoái hóa khớp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 24% so với người bình thường.
– Hơn 8 triệu người trưởng thành gặp những hạn chế trong công việc vì bệnh viêm khớp.
Đến năm 2040, ước tính có khoảng 35 triệu người trưởng thành bị giới hạn hoạt động do viêm khớp gây ra.
Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh (Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết: ” Nhiều bệnh nhân viêm khớp, thoái hóa khớp thường tự chẩn đoán và điều trị bệnh bằng thuốc giảm đau, các phương pháp truyền miệng, các loại thuốc gia truyền, lan truyền trên mạng mà không có kiểm chứng khoa học. Vì thế, phần lớn không khỏi bệnh mà nhiều trường hợp gặp tác dụng phụ như đau dạ dày, trữ nước gây phù nề và bị biến chứng như cứng khớp, dính khớp, sụn khớp càng bị bào mòn nghiêm trọng. Trong khi đó, nếu được điều trị sớm và đúng cách, hiệu quả sẽ được phát huy tối đa”.
Tiến bộ khoa học mới giúp giảm cơn đau xương khớp từ gốc
Cảm giác đau nhức xương khớp mà bản thân người bệnh đang cố gắng chịu đựng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm mang tên rối loạn miễn dịch. Khi có sự tác động của các yếu tố như t.uổi tác, chấn thương, thay đổi thời tiết… hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ dễ gặp trục trặc, tăng sản sinh các cytokine làm phá hủy màng hoạt dịch, bào mòn sụn khớp, xương dưới sụn và làm tổn thương tổ chức quanh khớp. Từ đó gây ra các bệnh lý xương khớp mạn tính, điển hình là thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến…
Nhờ phát hiện đột phá về cơ chế bệnh sinh của viêm khớp, thoái hóa khớp là rối loạn miễn dịch, các nhà khoa học Mỹ đã ứng dụng công nghệ sinh học phân tử, nghiên cứu thành công bộ dưỡng chất có khả năng điều hòa miễn dịch, giúp ức chế phản ứng viêm, bao gồm: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… (có trong JEX thế hệ mới ).
Đẩy lùi đau nhức xương khớp giúp mỗi người tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.
Các nghiên cứu lâm sàng trên nhiều quốc gia (Mỹ, Pháp, Hàn Quốc…) cho thấy, các tinh chất trên khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng được hấp thụ, làm giảm sản sinh các cytokine t.iền viêm như TNF-, IL-1, IL-6, interferon gamma… giúp điều hòa miễn dịch và giảm đau khớp hiệu quả. Song song đó, chúng còn thúc đẩy mô liên kết tại sụn tăng cường sản xuất chất căn bản, đẩy nhanh tiến trình hàn gắn tổn thương và tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn, giúp duy trì xương khớp toàn thân khỏe mạnh dài lâu.
Bên cạnh việc bổ sung các tinh chất quý giúp kiểm soát cơn đau nhức xương khớp, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên tích cực chăm sóc sức khỏe tổng thể và cân nặng bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý, thăm khám sức khỏe định kỳ để tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh khớp tiến triển, giúp mỗi người tự tin tận hưởng cuộc sống.
Tại sao bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa đến báo động?
Lâu nay, nhiều người lầm tưởng bệnh đau nhức xương khớp chỉ là căn bệnh ở người trung niên, cao t.uổi, những người lao động nặng. Thực tế, căn bệnh này đang diễn ra phức tạp ở cả những người trẻ.
Các bệnh lý xương khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tái tạo và phá hủy sụn khớp và tổ chức xương ở dưới sụn. Đây là một trong nhưng căn bệnh phổ biến và nguy hiểm khi đầu xương bị mất nước, dần phá hủy sụn, hậu quả là gây ra đau đớn, cứng khớp, hạn chế đi lại và nguy cơ tàn phế…
Nhiều người lầm tưởng bệnh này chỉ xuất hiện ở t.uổi trung niên, t.uổi già nhưng sự thật là bệnh đã có xu hướng trẻ hoá. Những người ở độ t.uổi khoảng hơn 20 t.uổi đến 30 t.uổi vẫn có thể mắc các bệnh lý xương khớp. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh thoái hóa khớp ở các vị trí thường gặp nhất bao gồm: Cổ, thắt lưng, vai, gáy…
Bệnh gây ra những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguyên nhân của bệnh khớp ở người trẻ đến nay vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên, người ta thấy có nhiều yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến tình trạng này.
Di truyền
Nhiều gười có cơ địa già sớm hoặc hệ thống xương khớp yếu dẫn đến sự lão hóa và suy thoái của sụn nhanh hơn người bình thường. Nếu như trong gia đình có người bị bệnh thoái hóa khớp sớm thì rất dễ những người con cháu sau này cũng sẽ bị nếu không có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
Ít vận động
Đây là tình trạng rất thường xuyên diễn ra trong giới trẻ, bao gồm học sinh, sinh viên và đặc biệt là giới văn phòng. Sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi, các bạn trẻ thường muốn ngồi hoặc nằm tại chỗ hơn là hoạt động thể chất. Vận động càng ít, cơ thể càng trở nên mệt mỏi, làm trì trệ các khớp chi, cột sống. Ít vận động còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa tăng lên, điển hình là đại tràng, trĩ,…
Khẩu phần ăn thiếu khoa học
Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và không cân bằng dưỡng chất đặc biệt là chế dộ ăn thiếu photpho, canxi, các vitamin và khoáng chất khiến cho người trẻ dễ gặp các bất thường về hệ xương khớp. Chế độ ăn thiếu khoa học khiến các bạn trẻ thường dễ dẫn đến thừa cân béo phì. Thừa cân có thể kèm theo làm tăng gánh nặng lên các khớp, gây đau đớn, hạn chế vận động có thể dẫn đến xẹp các đốt sống, mòn khớp, cứng khớp, biến dạng khớp.
Đặc thù nghề nghiệp
Chứng đau xương khớp có thể sảy ra ở một số ngành nghề đặc thù, trong đó nhiều nhất vẫn là nhân viên văn phòng, giáo viên, lái xe, tiểu thương bán hàng tạp hóa. Ví dụ như nghề giáo viên. Nghề này không hề nhàn thân như nhiều người vẫn nghĩ, gần như 80% các thầy cô giáo luôn phải đối mặt với những cơn đau mỏi thường xuyên liên quan đến các bệnh lý xương khớp do phải đứng lớp thường xuyên. Theo một nghiên cứu, các vị trí đau mỏi phổ biến nhất thường sảy ra đối với những người làm nghề giáo viên chính là thắt lưng, vai, cổ, gáy.