Thời tiết nóng nực, cơ thể cần được giải khát và bù nước. Đồ uống có đá là thức uống ưa thích của nhiều người. Một số đồ uống tưởng chừng như sẽ hạ nhiệt và làm dịu cơn khát nhanh chóng lại có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số đồ uống cần tránh trong thời tiết nóng bức.
Nước giải khát có gas
Trời nóng mà uống nước có gas với đá lạnh sẽ thấy sảng khoái rất nhanh. Tuy nhiên, đồ uống có gas chỉ “đánh lừa” cơ thể. Trên thực tế, loại nước này cũng có thể làm mất nước và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Nước ngọt có gas thường chứa caffein. Cafein là chất kích thích, làm tăng hưng phấn – đó là lý do tại sao người ta cảm thấy sảng khoái sau khi uống nước ngọt có gas.
Bài Viết Liên Quan
- Bệnh viện Bạch Mai khám tầm soát ung thư vú miễn phí cho 500 chị em Hà Tĩnh
- Phớt lờ đau ngực, người đàn ông nguy kịch do nhồi m.áu cơ tim cấp
- Người đàn ông rơi vào hôn mê sau thời gian dài bị đau đầu
Nhưng caffein cũng là một chất lợi tiểu, khiến cơ thể bài tiết nó nhanh hơn. Vì vậy, uống một lượng lớn nước như vậy dễ khiến cơ thể bị mất nước.
Ngoài ra, nước ngọt có gas thường chứa chất làm ngọt nhân tạo. Nếu mỗi ngày bạn uống một chai nước ngọt có gas đồng nghĩa với việc bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đường rất lớn và tích tụ lâu ngày. Từ đó, dẫn đến nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch và sức khỏe răng miệng…
Nước tăng lực
Những người hoạt động nhiều, đổ mồ hôi nhiều trong thời tiết nắng nóng thường có xu hướng thích uống và lạm dụng nước tăng lực. Loại nước này có thể giúp cơ thể giải khát, xua tan mệt mỏi nhanh chóng và cảm thấy dễ chịu.
Nhưng giống như nước ngọt có gas, nước tăng lực cũng chứa nhiều caffein, một chất lợi tiểu khiến cơ thể dễ bị mất nước.
Tiêu thụ một lượng lớn caffeine và đường có thể dẫn đến kết quả bất lợi. Ngoài các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, bạn có thể bị mất ngủ, huyết áp cao, nhịp tim không đều, trào ngược axit, trào ngược thực quản, v.v.
Nước đóng chai chứa đường
Hầu hết các loại nước trái cây đóng hộp, đóng chai sẵn hoặc đồ uống lạnh đều chứa rất nhiều đường. Loại đường này có thể tạm thời làm tăng mức năng lượng của cơ thể, nhưng về lâu dài không tốt cho cơ thể. Vì vậy, chúng ta nên ăn trái cây tươi hoặc thay vì uống nước trái cây đóng chai/đóng hộp.
Nước đá
Những viên đá giúp làm dịu cơn khát của bạn ngay lập tức cho cảm giác mát lạnh sảng khoái. Nhưng mùa hè không phải là thời điểm tốt để uống nước đá. Khi cơ thể nóng, mạch máu giãn ra, nếu uống nước lạnh sẽ gây co mạch đường tiêu hóa, giảm chức năng dạ dày, dễ gây đau bụng cấp.
Sau khi ra ngoài trời nắng gắt, dù khát đến mấy cũng không nên uống nước lạnh để hạ nhiệt mà nên làm quen từ từ với nhiệt độ mới, tránh bị cảm lạnh đột ngột ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trà và cà phê
Nếu bạn có thói quen uống nhiều trà hoặc cà phê mỗi ngày, hãy cố gắng hạn chế uống trong mùa hè. Như đã đề cập ở trên, đồ uống chứa caffein có thể làm mất nước nhiều hơn. Ngoài caffeine, trà và cà phê còn chứa tannin và carbon khiến cơ thể nóng hơn.
Caffeine, tanin và carbon trong cà phê và trà đều là những chất có hại cho da. Ngoài ra, những chất này còn có thể gây kích ứng dẫn đến khó ngủ. Hệ quả là da không được tái tạo và phục hồi ở thời điểm tối ưu trong khi ngủ, dẫn đến quầng thâm, nám, lão hóa…
Uống bao nhiêu nước là đủ?
Nhu cầu nước của cơ thể còn phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện sống, cường độ lao động, lứa tuổi và giới tính. Với trẻ sơ sinh, nước chiếm 75-80% trọng lượng cơ thể. Người lớn khoảng 65-70%. Những người từ 60 tuổi trở lên nước chỉ chiếm 50% trọng lượng cơ thể nên nhu cầu nước của họ sẽ thấp hơn.
Lượng nước uống mỗi ngày có thể tạm tính theo công thức: Người trưởng thành cần 35ml/kg mỗi ngày. Thanh thiếu niên và người lớn hoạt động thể chất cần khoảng 40ml/kg. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần nhiều nước hơn. Người già nhu cầu khoảng 30ml/kg. Lượng nước này bao gồm cả đồ uống và đồ ăn (nước canh)…
Một người trưởng thành tiêu thụ/hấp thụ và bài tiết trung bình khoảng 2500ml/ngày nước mỗi ngày, do đó lượng hấp thụ là tương tự nhau. Đối với những người có cường độ lao động cao, hoạt động thể chất cường độ cao sẽ bài tiết nhiều nước hơn, cần bổ sung nhiều nước hơn.
Loan Mạc (Tổng hợp)