GĐXH – Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chỉ được sử dụng nấm khi biết chắc chắn nấm đó không chứa chất độc hại.
Ăn xôi buổi sáng an toàn, nhưng 5 nhóm người này tốt nhất không nên ăn
GĐXH – Với những người bị đau dạ dày, nếu ăn xôi vào buổi sáng dễ bị trào ngược, ợ hơi, ợ chua và có cảm giác rất khó chịu.
Liên quan đến vụ một gia đình ở Tây Ninh bị ngộ độc do ăn phải nấm lạ, chiều 8/6, TS.BS Nguyễn Thị Thủy Ngân – Phó khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, 3 trường hợp nghi ngộ độc nấm lạ, được chuyển từ Tây Ninh lên Bệnh viện Chợ Rẫy đều là người trong một gia đình. Bệnh nhân gồm chồng, vợ và con gái 17 tuổi.
Các bệnh nhân được bệnh viện địa phương chuyển lên vào ngày 6/6. Do suy hô hấp nặng, người chồng đã tử vong tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy.
TS.BS Nguyễn Thị Thủy Ngân kiểm tra sức khỏe bệnh nhân ngộ độc nấm. Ảnh: BVCC
Còn vợ và con gái được chuyển đến Khoa Bệnh nhiệt đới điều trị trong tình trạng suy gan cấp, men gan tăng rất cao kèm theo rối loạn đông máu. Người vợ mặc dù được điều trị tích cực, lọc máu nhưng có nguy cơ nặng nề hơn, tiên lượng khó qua khỏi.
Hiện tại, sức khỏe người con gái 17 tuổi đã cải thiện, được theo dõi thêm chức năng gan và rối loạn đông máu.
Bác sĩ Ngân khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi ăn nấm mọc hoang vì nguy cơ nhầm lẫn dẫn đến ngộ độc.
Dấu hiệu ngộ độc nấm, người dân cần cảnh giác
Tùy theo loại nấm mà bạn ăn, triệu chứng và thời gian biểu hiện ngộ độc nấm khác nhau. Thông thường, biểu hiện sớm xuất hiện từ 30 – 120 phút sau khi ăn nấm độc, tối đa là khoảng 6 tiếng. Biểu hiện muộn thường xảy ra từ 6 – 40 tiếng, trung bình là khoảng 12 tiếng sau khi ăn.
Tương tự, các triệu chứng ngộ độc có thể xảy ra từ nhẹ cho đến nặng. Chẳng hạn, biểu hiện ngộ độc nấm ở mức độ nhẹ như gây cảm giác khó chịu, nôn nao, đau bụng dữ dội, nôn ra máu, phân có mùi tanh hôi, đi đại tiện nhiều lần, cảm giác thiếu sức sống, lạnh người và nổi mẩn đỏ.
Trong khi, dấu hiệu ngộ độc nặng hơn có thể là co giật, hôn mê và ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng.
Tuyệt đối không nên ăn nấm lạ. Ảnh minh họa
Cách phòng ngộ độc nấm
– Khi không phải tự tay hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạo nấm độc thì tuyệt đối không được ăn.
– Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chỉ được sử dụng nấm khi biết chắc chắn nấm đó không chứa chất độc hại.
– Không ăn thử hoặc cho động vật ăn thử, vì có loại nấm xuất hiện ngộ độc rất muộn 20-24giờ vì khi thử vừa không biết được loại nấm độc hay không nên rất nguy hiểm, có thể chết người nếu thử phải nấm độc.
– Không hái nấm non để ăn (vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ loại nấm). Không ăn nấm quá già.
– Nấm tươi mới hái nên sơ chế và sử dụng ngay, vừa đảm bảo an toàn vừa giúp các chất dinh dưỡng trong nấm không bị mất đi. Nếu để nấm lâu ngày, không bảo quản cẩn thận, nấm bị ôi và nát cũng có thể chuyển thành nấm độc.
– Khi bị ngộ độc nấm cần phải đưa tất cả những người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa và theo dõi.
Bệnh than nguy hiểm như thế nào? Cần làm gì để không bị lây nhiễm?
GĐXH – Bênh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thường làm tổn thương da, hiếm khi gây tổn thương mồm – họng, đường hô hấp dưới, trung thất hoặc bộ máy tiêu hóa.
Những tác hại khủng khiếp của việc nhịn ăn sáng