Dinh dưỡng có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.
Con số 30% bệnh nhân ung thư c.hết vì suy kiệt cơ thể trước khi c.hết vì ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sụt cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn.
Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước. Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao…. sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư.
Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm bệnh nhân ung thư nên ăn nhiều hơn:
Thực phẩm giàu vitamin
Bài Viết Liên Quan
- “Đoạn tuyệt” với sa s.inh d.ục – bàng quang nhờ kỹ thuật nội soi hiện đại nhất thế giới
- Bà bầu phải làm gì khi mắc cảm cúm?
- 10 lỗi cần tránh nếu bạn bắt đầu chạy thể dục
Vitamin A, C, E, K… có tác dụng chống khối u nhất định. Hầu hết các loại rau và trái cây tươi đều rất giàu vitamin.
Ví dụ, vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trong và sau khi điều trị ung thư. Vitamin C giúp tăng cường sản xuất tế bào lympho và tế bào thực bào, giúp bảo vệ cơ thể chống lại n.hiễm t.rùng. Vitamin C cũng giúp các tế bào này hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ chúng khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do.
Nhiều nghiên cứu với số lượng lớn người tham gia cũng đã có kết luận rằng, những người có nồng độ vitamin D trong cơ thể cao hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư phổi. Với ung thư vú, một số nghiên cứu mới cũng cho thấy thiếu hụt vitamin D có liên quan đến sự tiến triển và di căn của khối u.
Ngũ cốc và khoai
Bệnh nhân có khối u ác tính nên tiêu thụ một lượng ngũ cốc thích hợp mỗi ngày, tốt nhất là 200-400g.
Đối với những bệnh nhân có chức năng đường ruột bình thường thì nên ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt…
Ngoài ra, các loại khoai như khoai tây, khoai lang cũng rất tốt với bệnh nhân ung thư. Đáng chú ý, khoai lang tím được các chuyên gia đ.ánh giá là dược liệu quý trong các món ăn bình dân.
Việc bổ sung chế độ ăn giàu calo với khoai lang tím làm giảm mức interleukin-6 (IL-6) – một loại protein lân cận với viêm sưng mà các nghiên cứu cho thấy có thể làm tăng ung thư đại tràng.
Thực phẩm giàu protein chất lượng cao
Việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu protein chất lượng cao có thể cải thiện quá trình chuyển hóa protein của bệnh nhân, cải thiện việc sử dụng protein và nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể. Các loại protein chất lượng cao có thể kể đến như: trứng, đậu nành, thịt, cá…
5 kiểu ăn dễ ‘nuôi’ tế bào ung thư
Ăn các món chiên, rán, thực phẩm chế biến sẵn, cá muối; dưa và cà muối… trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho bệnh ung thư phát triển.
Ung thư là một trong những bệnh lý gây t.ử v.ong hàng đầu thế giới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thay đổi lối sống như duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hoặc chế độ ăn uống không khoa học có thể gây ung thư.
Dưới đây là 5 dạng đồ ăn rất nhiều người Việt vẫn thường sử dụng, được Tổ chức Y tế Thế giới WHO liệt vào danh sách những đồ ăn gây tổn hại cơ thể, béo phì, bệnh lý tim mạch, đặc biệt là tạo điều kiện cho ung thư phát triển, rút ngắn t.uổi thọ.
Các món chiên, rán
Đó là các món ăn gà rán, thịt chiên, khoai tây chiên… những đồ ăn này có hàm lượng chất béo bão hoà (chất béo xấu) cao. Nếu bạn dung nạp một thời gian dài sẽ gây tăng cân, béo phì. Đặc biệt, các dạng đồ ăn này được xếp vào Nhóm 2 theo WHO về khả năng gây ung thư.
Dưa muối, cà muối
Trong dưa, cà muối vừa có nồng độ muối cao, vừa có khả năng sản sinh thành nitrat trong quá trình lên men. Chất này chính là tác nhân gây nên một số loại ung thư như ung thư dạ dày, đại trực tràng, ung thư vòm mũi họng…
Thực phẩm chế biến sẵn
Đó là xúc xích, thịt xông khói, giăm bông… Thịt chế biến sẵn được xếp vào Nhóm 1 các thực phẩm có nguy cơ gây ung thư theo WHO từ 2015. Mức độ nguy hiểm này tương đương với hút t.huốc l.á. Rất nhiều người bệnh ung thư đường tiêu hoá đều có thói quen sử dụng các loại thịt chế biến sẵn như vậy.
Cá muối
Các nước châu Á có thói quen ăn đồ muối mặn, trong đó có cá muối. Tuy vậy, chính các đồ ăn này lại được xếp vào nhóm đồ ăn có nguy cơ cao gây ung thư vòm, ung thư họng miệng.
Món ăn quá nóng
Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi niêm mạc của vùng hầu họng, khoang miệng, thực quản, đường ruột. Thậm chí, nó còn có thể gây ra những biến đổi ác tính của các cơ quan trên, từ đó, các khối u ác tính sẽ hình thành.
Đây là 5 dạng đồ ăn dễ liên quan tới việc hình thành các tổn thương ác tính, rất nhiều người dân yêu thích. Nếu có thể, bạn hãy hạn chế sử dụng những thực phẩm này, để giúp cơ thể trở nên khoẻ mạnh hơn, phòng tránh các bệnh lý.