Bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng được ra viện khi đã cách ly, điều trị tại cơ sở ít nhất 10 ngày, trong khi người có triệu chứng phải ít nhất 14 ngày và người có nồng độ virus cao phải đủ 21 ngày.
Bộ Y tế vừa điều chỉnh tiêu chí xuất viện với bệnh nhân Covid-19 theo hướng giảm số lần xét nghiệm SARS-CoV-2. Trong đó, trường hợp không có triệu chứng, có triệu chứng mà nồng độ virus thấp thì chỉ cần có thời gian điều trị tại viện tối thiểu 10-14 ngày, trong khi người có nồng độ virus cao thì phải đủ 21 ngày.
Ảnh minh họa.
Cụ thể:
– Trường hợp mắc không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều trị được ra viện khi:
Đã cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 tối thiểu 10 ngày.
Có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với Covid-19 hoặc nồng độ virus thấp (Ct 30) vào ngày thứ 9.
Nồng độ virus thấp (Ct 30) đồng nghĩa với khả năng lây virus SARS-CoV-2 ra cộng đồng của người bệnh hầu như không có.
– Trường hợp có triệu chứng lâm sàng , được ra viện khi:
Đã cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 tối thiểu 14 ngày.
Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên.
Có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với Covid-19 hoặc nồng độ virus thấp vào trước ngày ra viện.
– Trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm RT-PCR nhiều lần có nồng độ virus cao (Ct
Đã cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 đủ 21 ngày tính từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên.
Phát biểu tại hội nghị chiều 7/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, đến nay, số ca mắc mới trong cộng đồng và trường hợp bệnh trở nặng, tỷ lệ t.ử v.ong đã giảm xuống. Có được điều này là do trong giai đoạn căng thẳng vừa qua, ngành y tế đã triển khai chiến lược xét nghiệm có trọng tâm trọng điểm và thực hiện đúng theo tốc độ của xét nghiệm là 48 giờ xét nghiệm một lần (đi trước tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2).
” Đến hôm nay kết quả phòng chống dịch đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cho thấy chúng ta đi đúng hướng trong phòng chống dịch. Số ca mắc mới giảm, ca khỏi nhiều lên mỗi ngày, số t.ử v.ong giảm”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng cho biết thêm trong đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta, số mắc và số t.ử v.ong tại nước ta tăng nhiều, tỉ lệ t.ử v.ong hiện là 2,4%.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, số mắc giảm dần, có những ngày giảm mạnh xuống hơn 4.000 ca so với những ngày trước đó. Cụ thể ở thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9, số mắc thường lên đến hơn 10.000 ca mỗi ngày. Đồng thời, số t.ử v.ong đã và đang giảm hàng ngày, đặc biệt những ngày gần đây, số t.ử v.ong giảm mạnh, đáng chú ý là tại TPHCM (ngày 6/10 giảm xuống còn 88 ca).
Viêm loét giác mạc, đến viện muộn hỏng luôn thị lực
Cô gái 21 t.uổi ở Hà Quảng, ba tháng qua mắt nhìn mờ, đau nhức, tự uống thuốc điều trị tại nhà mới đến trung tâm y tế khám, được chuyển tới bệnh viện tỉnh.
Bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng chẩn đoán bệnh nhân bị viêm loét giác mạc, song do đến viện muộn đã mất toàn bộ thị lực.
Loét giác mạc là tình trạng mất tổ chức giác mạc do hoại tử, gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc. Có rất nhiều nguyên nhân gây loét giác mạc như vi khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng.
Loét giác mạc thường xuất hiện sau một chấn thương gây tổn hại lớp tế bào biểu mô (lớp tế bào bề mặt của giác mạc). Tổn thương giác mạc cũng có thể do bệnh tại mắt (do lông quặm, lông xiêu cọ vào mắt) hoặc điều trị phản khoa học như đ.ánh mộng mắt bằng búp tre, đắp nhái vào mắt để điều trị…
Mắt bị loét giác mạc sẽ đỏ, đôi khi sưng nề, cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, rất khó mở mắt. Thị lực giảm nhiều, trường hợp nặng chỉ còn cảm nhận được ánh sáng, mi và kết mạc phù nề, có thể sụp mi. Trên giác mạc có một ổ loét.
Loét giác mạc là một bệnh nặng, khó điều trị và dẫn đến nhiều biến chứng, để lại sẹo trên giác mạc gây giảm thị lực. Điều trị không hiệu quả có thể phải bỏ nhãn cầu. Lạm dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid, bệnh sẽ trầm trọng, biến chứng rất nguy hiểm.
Người bị loét giác mạc cần bác sĩ khám, nạo ổ loét lấy bệnh phẩm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị bằng các thuốc đặc hiệu. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, người bệnh có thể phải phẫu thuật ghép giác mạc, thay thế giác mạc bệnh bằng mô giác mạc lành. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tại các hiệu thuốc để tự điều trị.