6 năm trước, kết thúc liệu trình điều trị ung thư vú, người bệnh không lấy buồng truyền hóa chất ra ngoài.
Tháng 11/2021, dây nối của buồng truyền bị đứt, trôi theo mạch m.áu, bị kẹt lại ở trong tim.
Ngày 22/11, Bệnh viện Việt Đức thông tin lấy thành công dị vật kẹt trong tim ở bệnh nhân có t.iền sử ung thư vú.
Trước đó, năm 2015, khi phát hiện ung thư vú, bệnh nhân được phẫu thuật và đặt buồng truyền hóa chất để điều trị hóa chất bổ trợ. Sau khi kết thúc liệu trình điều trị, do e ngại việc phải phẫu thuật can thiệp nhiều lần nên người bệnh đã không lấy buồng truyền ra. Đến tháng 11/2021, sau 6 năm, dây nối của buồng truyền bị đứt và trôi theo mạch m.áu và bị kẹt lại ở trong tim.
Trước ca bệnh này, các bác sĩ quyết định can thiệp lấy dị vật ra khỏi tim. ThS.BS Thân Văn Sỹ, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các bác sĩ đã sử dụng dụng cụ can thiệp đưa vào buồng tim và lấy dị vật ra ngoài chỉ trong vài phút.
“Quá trình can thiệp nhanh chóng và nhẹ nhàng đến nỗi người bệnh phải thốt lên trong ngỡ ngàng, bởi khi đến viện, bệnh nhân nghĩ mình sẽ phải phẫu thuật, nỗi sợ khiến bệnh nhân ám ảnh 6 năm trước, không dám vào viện để lấy buồng truyền ra cho tới khi xảy ra biến chứng nguy hiểm..”, BS Sỹ cho biết.
Sau can thiệp, tình trạng người bệnh hoàn toàn ổn định, dự kiến sẽ được xuất viện trong một hai ngày.
Dị vật kẹt trong tim được lấy ra.
TS. BS Lê Thanh Dũng, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, dị vật trong tim và mạch m.áu rất hiếm gặp, tuy nhiên gần đây có phổ biến hơn do việc sử dụng ngày càng nhiều các dụng cụ, thiết bị trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý khác nhau. Những dị vật này có thể to, nhỏ, hoặc có độ cứng, sắc cạnh khác nhau. Vì vậy, chúng có thể không gây ra triệu chứng gì, hoặc có thể gây ra huyết khối, tắc mạch, đ.âm t.hủng thành mạch, tổn thương tim, van tim, thậm chí dẫn đến rối loạn nhịp tim…
“Rất may mắn, y học ngày càng phát triển, với các dụng cụ hiện đại, hầu hết các dị vật trong tim và mạch m.áu đều có thể lấy ra khỏi cơ thể chỉ qua một vết chọc rất nhỏ trên da”, TS Dũng cho biết.
Tuy nhiên, TS Dũng cũng nhấn mạnh, việc lấy bỏ dị vật trong lòng tim, mạch m.áu phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm để tránh gây ra những tổn thương thêm cho tim và mạch m.áu.
Nam giới bị ung thư vú cần chú ý điều gì?
Mọi người đều biết về nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, thường bỏ qua nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới.
Gần đây, các thông tin về ung thư vú của nam giới ngày càng nhiều.
Cũng như các loại ung thư khác, ung thư vú ở nam giới cũng có cơ hội chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
Dù hiếm gặp, nam giới vẫn bị ung thư vú. Ảnh SHUTTERSTOCK
Phương pháp đầu tiên để điều trị ung thư vú là loại bỏ mô vú bị ảnh hưởng, hóa trị và xạ trị sẽ có thể được áp dụng tùy vào giai đoạn của khối u ung thư.
Mặc dù hiếm gặp, nam giới cũng có thể phát triển ung thư vú. Bằng chứng lâm sàng cho thấy gần 1% trong số tất cả các ca ung thư vú là ở nam giới.
Vì vậy, ngay cả khi nguy cơ rất thấp, vẫn không có cách nào để tránh hoàn toàn. Do đó, nam giới cũng cần phải biết các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú ở nam.
Ung thư vú nam giới xảy ra nhiều nhất ở người trên 50 t.uổi
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, nguy cơ ung thư vú ở nam tăng lên theo t.uổi tác.
Cơ quan này cho biết, hầu hết trường hợp ung thư vú nam được phát hiện sau t.uổi 50, theo Timesofindia.
Vì vậy, nam giới ở lứa t.uổi này cần kiểm tra vú thường xuyên để phát hiện bất kỳ dấu hiệu nguy cơ ung thư vú nào.
Nên tầm soát và khám sức khỏe định kỳ sau 50 t.uổi. Ảnh SHUTTERSTOCK
Triệu chứng nào cần chú ý?
Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết ung thư vú ở nam giới. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, có một số triệu chứng phổ biến cần chú ý là:
Một khối u không đau ở một bên vú
Đầu ti bị tụt vào, loét và tiết dịch
Mô vú có vết lõm vào
Mô vú đổi màu, hoặc đầu ti đổi màu
Đau ở vú hoặc núm vú
Đỏ hoặc đau ở các mô vú
Ngứa trên vú
Trong khi các dấu hiệu nêu trên là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư vú ở nam, thì có một số dấu hiệu có thể cho biết ung thư đang di căn.
Đó là nổi hạch, đau ngực và đau xương, những dấu hiệu này có thể báo động tình trạng nghiêm trọng hơn, theo Timesofindia.
Ung thư vú ở nam giới được chẩn đoán bằng cách nào?
Ung thư vú ở nam giới và phụ nữ có thể được chẩn đoán với sự trợ giúp của chụp quang tuyến vú, siêu âm, xét nghiệm dịch tiết ở núm vú hoặc sinh thiết.
Thường xuyên tự kiểm tra vú cũng có thể giúp phát hiện.
Gien di truyền ở nữ có gây ra ung thư vú ở nam?
Ung thư vú cũng có thể là hậu quả của đột biến gien. T.iền sử gia đình mắc ung thư vú – như có mẹ hoặc chị, em mắc ung thư vú – có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới.
Nam giới thừa hưởng gien BRCA1 hoặc BRCA2 bất thường có thể tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới.
Đàn ông, những ai dễ bị ung thư vú hơn?
T.uổi già: Nguy cơ tăng lên theo t.uổi. Nên tầm soát và khám sức khỏe định kỳ sau 50 t.uổi.
Phơi nhiễm quá mức với phóng xạ: Nam giới thường xuyên tiếp xúc với bức xạ do công việc hoặc đang xạ trị.
Điều trị bằng hoóc môn: Việc điều trị bằng liệu pháp hoóc môn không được giám sát có thể gây ra nhiều tổn thương cho các tế bào dẫn đến sự phát triển của ung thư.
Hội chứng Klinefelter: Đây là một tình trạng di truyền hiếm gặp dẫn đến nồng độ estrogen trong cơ thể quá cao.
T.iền sử gia đình: Khả năng một thành viên nam mắc bệnh ung thư vú là rất cao nếu một người nào đó trong gia đình của họ đã mắc ung thư vú.
Béo phì: Nam giới thừa cân thường có xu hướng phát triển ngực. Họ có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn.
Viêm gan: Sẹo ở gan có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất androgen. Nó làm tăng mức độ estrogen, làm giảm mức độ androgen, do đó làm tăng nguy cơ ung thư vú, theo Femina.