Người hút t.huốc l.á có 3 triệu chứng này, coi chừng ung thư phổi ập đến

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính ở phổi. Khoảng 85%-90% các trường hợp có liên quan đến tình trạng hút thuốc lá (chủ động hay thụ động).

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người t.ử v.ong do ung thư phổi.

Tại Việt Nam, ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ t.ử v.ong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan.

Theo dữ liệu được công bố trên Tạp chí Ung thư của Anh, những người không hút thuốc có 0,3% nguy cơ t.ử v.ong vì ung thư phổi ở t.uổi 75, so với 16% ở những người đã hút thuốc. Mức chênh lệch về nguy cơ này là khoảng 50 lần.

Bài Viết Liên Quan

nguoi hut thuoc la co 3 trieu chung nay coi chung ung thu phoi ap den 384 6457909

Với người hút t.huốc l.á lâu ngày, nếu thấy cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng dưới đây thì bạn nên chú ý đến sự xuất hiện của ung thư phổi:

Khàn giọng

Khàn giọng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh nhân ung thư phổi, do khối u xâm lấn vào bên trái của trung thất, dẫn đến chèn ép dây thần kinh thanh quản. Kết quả là giọng nói sẽ trở nên khàn. Tuy nhiên, ngoài triệu chứng khàn giọng thì trong giai đoạn đầu của bệnh thường không có các triệu chứng khó chịu như: đau và viêm đường hô hấp, nên mọi người rất dễ bỏ qua.

Ho ra m.áu

Bệnh nhân ung thư phổi sẽ có triệu chứng ho rõ ràng, thường là ho khan khó chịu. Một số bệnh nhân sẽ có m.áu trong đờm khi ho, điều này là do ho quá nhiều làm cho thành phế quản bị vỡ và gây c.hảy m.áu.

Một số bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính, bệnh lao và bệnh phổi đang hồi phục có thể bị sẹo và những bệnh nhân này có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn đáng kể. Khi bị ung thư phổi, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như ho ra m.áu, sặc, đau tức ngực.

Sưng mặt

Sưng mặt đôi khi có thể là một biến chứng của ung thư phổi. Nó có thể xảy ra khi các khối u trong phổi cản trở dòng chảy của m.áu trong một mạch m.áu được gọi là tĩnh mạch chủ trên. Các bác sĩ chuyên khoa gọi đây là hội chứng tĩnh mạch chủ trên (SVCS).

Bệnh nhân có thể bị sưng mặt vì những lý do khác. Đó có thể do dị ứng, t.iền sản giật, phù mạch, n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, chấn thương, viêm xoang hoặc rối loạn nội tiết tố. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ nếu bị sưng mặt mà không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, nếu khuôn mặt của bạn sưng lên đột ngột, nên đi khám ngay lập tức. Đó là bởi vì đây có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu khác của sốc phản vệ có thể bao gồm: ngứa da, phát ban, huyết áp thấp, khó thở, mất ý thức hoặc nhịp tim nhanh. Một số người bị sốc phản vệ cũng sẽ bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng hoặc sưng tấy ở các bộ phận cơ thể khác.

3 nhóm người cần tầm soát ung thư phổi

Những người hút thuốc 20 bao/năm hoặc nhiều hơn; hiện tại đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại đây; t.uổi từ 50 – 80 là nhóm nên tầm soát ung thư phổi – loại bệnh nguy hiểm, thường gặp ở nước ta.

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, thường gặp ở nước ta. Bệnh có tỷ lệ mắc và t.ử v.ong cao thứ 2, chỉ sau ung thư gan.

Bệnh được chia thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm khoảng 10 – 15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 85%.

Theo BS. Nguyễn Đức Thuyết, Khoa Phẫu thuật Lồng ngực & Mạch m.áu thuộc Bệnh viện Bạch Mai, tại Việt Nam, trong số các bệnh nhân nhập viện, có đến 62,5% không còn khả năng phẫu thuật. Phát hiện sớm bệnh để điều trị hiệu quả là vấn đề đặt ra.

1. Những ai cần tầm soát ung thư phổi?

BS. Thuyết dẫn thông tin từ Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) khuyến cáo tầm soát ung thư phổi hàng năm với chụp cắt lớp vi tính liều thấp (LDCT) với 3 nhóm người gồm: Những người hút thuốc 20 bao/năm hoặc nhiều hơn; hiện tại đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại đây; t.uổi từ 50 – 80.

Theo BS. Thuyết, tầm soát ung thư phổi chỉ được khuyến cáo cho người lớn có các nguy cơ cao phát triển bệnh do t.iền sử hút t.huốc l.á và t.uổi tác; người không có các vấn đề sức khỏe làm giảm năng lực hoặc t.uổi thọ; người mong muốn phát hiện sớm ung thư và nếu có thể phẫu thuật nếu cần.

3 nhom nguoi can tam soat ung thu phoi 963 6391703

Theo BS. Thuyết, phương pháp tầm soát ung thư phổi duy nhất được khuyến cáo là chụp cắt lớp vi tính liều thấp. Ảnh minh hoạ

Vì sao lại giới hạn nhóm người tầm soát ung thư phổi? BS. Thuyết đưa ra 3 lý do:

Thứ nhất, kết quả tầm soát ung thư phổi có thể gợi ý một người có ung thư phổi trong khi thực tế thì không phải ung thư. Kết quả này được gọi là dương tính giả. Dương tính giả có thể dẫn đến việc thực hiện thêm các xét nghiệm khác và phẫu thuật không cần thiết, điều này làm tăng thêm các nguy cơ cho bệnh nhân.

Thứ hai, tầm soát ung thư phổi có thể chỉ ra các trường hợp ung thư mà chưa gây ra bất cứ vấn đề gì cho bệnh nhân. Đây gọi là “chẩn đoán quá mức”. Chẩn đoán quá mức có thể dẫn đến điều trị không cần thiết.

Thứ ba, tia xạ từ chụp LDCT lặp lại nhiều lần có thể là nguyên nhân gây ra ung thư ngay cả đối với người bình thường.

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư phổi là không hút thuốc và tránh hút thuốc thụ động. Tầm soát ung thư phổi không thể thay thế việc bỏ hút thuốc.

BS. Nguyễn Đức Thuyết, Bệnh viện Bạch Mai

2. Khi nào nên dừng việc tầm soát ung thư phổi?

Cơ quan Y tế dự phòng Hoa Kỳ khuyến cáo tầm soát ung thư phổi hàng năm dừng lại khi người được tầm soát có t.uổi cao trên 80, hoặc không hút thuốc trên 15 năm, hoặc có các vấn đề về sức khỏe khiến người đó không thể phẫu thuật nếu phát hiện ung thư phổi.

3. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi

– Hút t.huốc l.á

Những người đã hút thuốc nhiều trong cuộc đời đối mặt với nguy cơ cao nhất. Tiếp xúc thụ động với khói thuốc trong thời gian dài cũng rất có hại. Bỏ hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ ung thư.

– Nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường

Làm việc trong các môi trường độc hại, ô nhiễm không khí từ kỹ nghệ kim loại nặng hay tiếp xúc với khói thuốc, amiant, công nghiệp hóa dầu, nhựa, khí đốt… cũng là yếu tố gia tăng khả năng mắc ung thư phổi.

– Các bệnh ở phổi

Các bệnh lý mãn tính ở phổi như viêm phế quản mạn có dị sản dạng biểu bì, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), các sẹo cũ, tổn thương lao… cũng có thể dẫn đến ung thư.

Bệnh ung thư phổi xuất hiện rất ít dấu hiệu sớm, phần lớn người bệnh được chẩn đoán khi bệnh đã tiến triển và di căn nhiều nơi. Những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi được khuyến khích chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp để sàng lọc ung thư.

4. Ba dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư phổi

Thông tin từ khoa Nội 1, Bệnh viện K, mặc dù hầu hết những trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nhưng một số người vẫn có thể thấy những dấu hiệu sớm của bệnh.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng những triệu chứng này có thể liên quan đến nhiều bệnh khác chứ không chỉ là dấu hiệu của ung thư phổi. Lời khuyên đặt ra là nếu phát hiện bất kỳ thay đổi nào của cơ thể, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để loại trừ khả năng bị bệnh.

– Ho nhiều

Ho là triệu chứng thường gặp nhưng cũng dễ bị bỏ qua. Qua nhiều nghiên cứu, ho biểu hiện ở 50-70% các trường hợp ung thư phổi, hầu hết người bệnh không được điều trị khỏi bằng các biện pháp điều trị thông thường. Đôi khi ho đi kèm với khàn tiếng, khạc đờm nhuốm ít m.áu, tùy vào mức độ xâm lấn của khối u trong cơ thể.

Đây là một triệu chứng rất không đặc hiệu, có thể xảy ra khi chúng ta cảm lạnh hay mắc cúm thông thường. Nhưng nếu bạn bị ho kéo dài trong vòng vài tuần thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám bác sĩ.

– Đau ngực

Là triệu chứng có thể xảy ra ở giai đoạn rất sớm hoặc cũng có thể khi khối u đã di căn đến thành ngực. Đau ngực do ung thư phổi có thể tăng lên khi bạn ho, cười hay hít thở sâu. Vì đau ngực cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng khác, nên hãy nói với bác sĩ của bạn để được kiểm tra.

– Khó thở, khàn tiếng

Nếu bạn nhận thấy giọng nói hay nhịp thở của mình thay đổi, hãy đề phòng. Nhận ra những triệu chứng nhỏ này có thể giúp bạn phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu của bệnh. Các vấn đề về hô hấp như thở khò khè cũng rất quan trọng và không nên bỏ qua.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *