Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết loại virus gây bệnh Covid-19 trên con người và động vật là hoàn toàn khác nhau, không lây nhiễm qua lại.
Vụ 15 con chó bị tiêu hủy tại khu cách ly gây xôn xao: Một con dương tính với virus nhưng chưa rõ là virus gì Chính quyền xã lên tiếng về vụ 15 con chó bị tiêu hủy: “Người dân đã đồng ý, dựa trên tinh thần tự nguyện” CĐM xót xa khi nghe tin 15 chú chó ở Cà Mau bị tiêu hủy: “Nghèo khó nhưng không bỏ nhau, vậy mà chuyến phượt xa nhất cũng là hành trình cuối cùng”
Tối 9/10, mạng xã hội lan truyền thông tin 15 chú chó của vợ chồng ông Phạm Minh Hùng (49 t.uổi) từ Long An về Cà Mau bị tiêu hủy để phòng chống dịch, khiến nhiều người bàng hoàng.
Trao đổi với chúng tôi sáng 10/10, một lãnh đạo phòng Y tế huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau xác nhận chính quyền địa phương đã tiêu hủy 15 con chó của vợ chồng ông Hùng. Huyện đã yêu cầu xã Khánh Hưng gửi báo cáo vụ việc.
Được biết, vợ chồng ông Hùng đều dương tính với SARS-CoV-2, đã được chuyển cách ly và điều trị. Trưởng trạm y tế xã Khánh Hưng (bà K.C) cũng gặp phải nhiều sự phản ứng của cộng đồng mạng, nằm một chỗ và tăng huyết áp sau tất cả sự việc.
UBND tỉnh Cà Mau đã yêu cầu Sở Y tế phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND huyện Trần Văn Thời và các cơ quan, đơn vị liên quan, rà soát, thông tin cụ thể vụ việc.
15 chú chó của vợ chồng ông Hùng bị tiêu hủy để phòng, chống dịch bệnh (Ảnh: FB)
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho biết loại virus gây bệnh Covid-19 trên con người và động vật là hoàn toàn khác nhau. Trong đó, con người thường chỉ bị bệnh do human coronavirus, có 4 chủng virus cũ và 3 chủng mới.
Còn con vật bị bệnh do animal coronavirus, số lượng chủng virus này nhiều hơn. Động vật càng hoang dã, nguy cơ nhiễm bệnh càng lớn. Khi thực hiện một xét nghiệm ở thú cưng thấy dương tính với Covid-19 thì rất có thể do nhiễm animal coronavirus nào đó.
Bác sĩ Khanh nhấn mạnh, virus gây Covid-19 ở người và động vật không lây nhiễm qua lại, nhưng do người tiếp xúc quá nhiều động vật hoang dã hay một F0 trực tiếp ôm hôn, khạc nhổ… vào lông, da, tóc móng thú cưng rồi người khác chạm vào, ve vuốt, tiếp xúc trực tiếp thì nguy cơ mắc Covid-19 là chắc chắn.
Trước đó, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chăm sóc người bệnh mắc Covid-19 tại nhà. Bộ cảnh báo người mắc Covid-19 và người nhà đều không nên tiếp xúc với vật nuôi vì “đã có bằng chứng cho thấy virus lây lan sang động vật”. Ngoài ra, không để vật nuôi tiếp xúc với người và các động vật khác ngoài gia đình.
Clip: Bộ Y tế hướng dẫn F0, F1 cách ly tại nhà, cảnh báo người mắc Covid-19 và người nhà đều không nên tiếp xúc với vật nuôi (Nguồn: Bộ Y tế)
Cảnh báo các ca bệnh lây nhiễm từ động vật giống Covid-19
Các loại virus tương tự như virus SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hàng trăm nghìn người mỗi năm.
Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc tổ chức phi lợi nhuận EcoAlliance của Mỹ đứng đầu ước tính trung bình hằng năm có hơn 400.000 người nhiễm virus corona liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-r-CoV) từ dơi.
Các tác giả cho biết, con số này thậm chí có thể lên tới hàng triệu người. Tuy nhiên, không phải tất cả những loại virus trên đều có thể gây bệnh hoặc lây lan giữa người với người.
Ảnh minh họa: Penntoday
Phát hiện có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các khu vực cần giám sát, giúp xác định sớm và chính xác các loại virus có nguy cơ gây ra đợt bùng phát dịch tiếp theo ở người.
Ông Peter Daszak, Chủ tịch của EcoAlliance, tác giả chính, đ.ánh giá: “Nếu có thể ngăn chặn các ca bệnh ở mức độ lây nhiễm riêng lẻ, bạn có cơ hội cao hơn nhiều để ngăn chặn đại dịch tiếp theo”.
Khoảng 478 triệu người sống ở các khu vực có dơi, chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, miền đông Myanmar và miền bắc Lào.
“Đây là việc tìm kiếm các cộng đồng có nguy cơ, giúp người dân trong cộng đồng đó giảm bớt các mối đe dọa đến sức khỏe”, ông Daszak nói.
Ông Daszak đã tham gia vào cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc.
Edward Holmes, Giáo sư sinh học tại Đại học Sydney (Australia), nhận định nghiên cứu trên có lẽ là nỗ lực đầu tiên ước tính tần suất con người bị nhiễm virus corona từ dơi.
Ông Holmes nói: “Trong những điều kiện phù hợp, một trong những trường hợp trên có khả năng dẫn đến bùng phát dịch bệnh”.
Đầu tiên, các nhà khoa học đã xác định được 23 loài dơi mang virus liên quan đến SARS, sau đó lập bản đồ một khu vực rộng 4,5 triệu km có dơi sinh sống. Sau đó, họ tính đến số lượng người sống trong khu vực, khả năng tiếp xúc với một con dơi bị nhiễm bệnh, hành vi của con người và khả năng miễn dịch trước đó.
Các nhà nghiên cứu cho biết, loài dơi lá đuôi có môi trường sống lớn nhất, khoảng 1,9 triệu km – khu vực có khoảng 132 triệu người sinh sống.
Nghiên cứu chỉ tập trung vào virus liên quan đến SARS ở dơi. Tuy nhiên, không phải lúc nào virus cũng truyền trực tiếp từ dơi sang người – có thể có một loài động vật trung gian như cầy hương, lửng chó hoặc chồn. Nhiều nơi buôn bán những con vật này để làm thực phẩm hoặc lấy lông.