Ngày 13/10, BSCKII. Phạm Thanh Phong – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ đã can thiệp nội mạch cầm m.áu thành công một trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết nội do vỡ phình động mạch vị tá tràng nguy kịch.
Phình động mạch vị tá tràng là một trong những dạng hiếm nhất, chỉ chiếm khoảng 1,5% trong các dạng phình mạch m.áu tạng.
Theo đó, bệnh nhân là ông N. N. B., 54 t.uổi, ngụ TP Hồ Chí Minh đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Sóc Trăng được bệnh viện địa phương chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào khoảng 22h30, ngày 9/10 với tình trạng bụng chướng, đề kháng, ấn đau thượng vị, đau quanh rốn, hông phải, ngày càng tăng kèm nôn ói nhiều. Qua thăm khám có dấu hiệu thiếu m.áu cấp, bụng đau và chướng nhiều. Bệnh nhân được xử trí cấp cứu bù m.áu, truyền dịch… Sau đó, bệnh nhân được siêu âm bụng kiểm tra, nhiều m.áu đông trong ổ bụng, m.áu tụ sau phúc mạc.
Bệnh nhân được chỉ định chụp và can thiệp nội mạch với chẩn đoán: xuất huyết nội do vỡ phình động mạch vị tá tràng. Kết quả ghi nhận nhiều ổ thoát mạch từ nhánh của động mạch vị tá tràng cấp m.áu vùng tá tràng đoạn DIII, ê-kíp tiến hành tắc mạch bằng hỗn hợp keo, chụp kiểm tra thấy tắc hoàn toàn nhánh thoát mạch. Thời gian can thiệp 40 phút. Sau can thiệp, tình trạng huyết động bệnh nhân ổn định.
Xuất huyết đa ổn do vỡ phình động mạch vị tá tràng (trái) và sau can thiệp không còn thoát mạch.
Tình trạng hiện tại sau 3 ngày can thiệp, bệnh nhân tỉnh, sinh tồn ổn, niêm hồng, bụng mềm, không sốt, tình trạng chung ổn, đang được theo dõi và điều trị tiếp tại khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch m.áu. Theo BSCKII. Trầm Công Chất, Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực – Mạch m.áu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, phình mạch m.áu tạng là một dạng bệnh lý khá hiếm gặp (0.01-0.2% dân số), trong đó, túi phình thường nằm ở các động mạch thân tạng, động mạch gan, động mạch lách.
Phình động mạch vị tá tràng là một trong những dạng hiếm nhất, chỉ chiếm khoảng 1.5% trong các dạng phình mạch m.áu tạng. Cơ chế sinh ra các túi phình chưa thực sự được hiểu rõ, nhưng đa số các trường hợp khởi phát sau viêm tụy cấp, chấn thương, sau phẫu thuật, tăng huyết áp. Nhìn chung, túi phình thường không có triệu chứng và được phát hiện một cách tình cờ trên các khảo sát hình ảnh học hoặc khi có biến chứng. Tuy nhiên, các biến chứng của nó có thể rất đa dạng và nghiêm trọng.
Xuất huyết tiêu hóa do vỡ phình mạch là bệnh cảnh hay gặp nhất (chiếm 52% trường hợp), đau bụng là triệu chứng phổ biến thứ hai chiếm 46% các trường hợp. Tỉ lệ t.ử v.ong khi vỡ khoảng 40% phụ thuộc vào mức độ nặng, tốc độ mất m.áu và đặc điểm giải phẫu của vị trí vỡ. Các triệu chứng khác có thể gặp là đau bụng, tắc nghẽn dạ dày, nôn ói, có khối u ở bụng… Chỉ 7,5% các bệnh nhân là không có triệu chứng. Tùy thuộc tương quan giải phẫu, kích thước và sự ăn mòn mà túi phình có thể được biểu hiện như tràn m.áu ổ bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc hiếm gặp hơn là c.hảy m.áu đường mật nếu túi phình vỡ vào ống mật chủ và ống tụy chính.
Bệnh nhân ổn định sau can thiệp.
Trước đây, phình động mạch vị tá chỉ được chẩn đoán khi đã có biến chứng vỡ. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, việc chẩn đoán phình động mạch vị tá ở những người không có triệu chứng ngày càng phổ biến hơn. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán phình động mạch vị tá là chụp mạch m.áu với độ nhạy lên đến 100%, sau đó là chụp cắt lớp vi tính (độ nhạy 67%) và siêu âm ổ bụng (độ nhạy 50%).
Do tỉ lệ t.ử v.ong lên đến 40% khi vỡ nên việc chẩn đoán và điều trị sớm phình động mạch vị tá càng sớm càng tốt trước khi có biến chứng này, đóng vai trò rất quan trọng. Các phương pháp điều trị hiện nay là phẫu thuật và can thiệp nội mạch.Việc can thiệp nội mạch đang ngày càng phổ biến hơn do những ưu điểm như xâm lấn tối thiểu, tỉ lệ thành công cao (lên đến 88.2%), và thời gian can thiệp nhanh hơn.
Can thiệp nội mạch cầm m.áu, bệnh nhân sẽ không phải trải qua những cuộc đại phẫu nặng nề kéo dài hàng giờ, tiềm ẩn biến chứng trong và sau phẫu thuật nguy hiểm như sốc mất m.áu, n.hiễm t.rùng vết mổ… Can thiệp thành công cũng giúp giảm lượng m.áu cần truyền, giảm tỉ lệ t.ử v.ong và giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân, thời gian thủ thuật ngắn, cầm m.áu được tức thì, hạn chế tối đa xâm lấn là những ưu điểm vượt trội của can thiệp nội mạch.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ có 2 hệ thống DSA và nhiều ê-kíp có thể tiến hành can thiệp nội mạch cấp cứu với nhiều chuyên khoa khác nhau: c.hảy m.áu mũi, trong cấp cứu đột quỵ, các dị dạng mạch m.áu não vỡ, lấy huyết khối do tắc mạch m.áu lớn, nong và đặt stent trong bệnh lý mạch vành cấp cứu, tạo nhịp tim cấp cứu, chấn thương gan, lách, thận, nút mạch trong ho ra m.áu, xuất huyết tiêu hóa do dị dạng mạch m.áu… đã có nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch được cứu sống.
Bác sĩ phẫu thuật xuyên đêm cứu sống bệnh nhân u màng não nặng
Ngày 24/9, thông tin từ Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh vừa phẫu thuật xuyên đêm cứu sống bệnh nhân u màng não chèn ép mô não, phù não nặng, nguy cơ t.ử v.ong rất cao.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt.
Bác sĩ Phạm Thanh Phong- Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh nhân T. (40 t.uổi), quê Thốt Nốt, Cần Thơ, nhập viện ngày 21/9 trong tình trạng lơ mơ, bệnh nhân có t.iền sử u não.
Người nhà thông tin cách nhập viện 3 ngày, bệnh nhân có uống rượu, sau đó lơ mơ, phải đến bệnh viện. Kết quả CTscan sọ não thấy khối bất thường chèn ép nhu mô não, phù não nặng. Sau đó, bệnh nhân diễn tiến vào hôn mê, đồng tử bên phải bắt đầu giãn so với bên trái.
Bệnh nhân được đặt nội khí quản, tri giác xấu hơn, yếu nửa người bên trái. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấp cứu với phương pháp mở sọ và vi phẫu lấy trọn u.
Sau 6 giờ phẫu thuật đầy khó khăn (từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng) ca phẫu thuật đã thành công, ê-kíp đã lấy trọn toàn bộ khối u, đồng thời bảo tồn các mạch m.áu não.
Hiện tại, bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ lành tốt, sức cơ tay phải và hai chân bình thường, thực hiện tốt các y lệnh.
Bác sĩ Nguyễn Đông Quân, phẫu thuật viên chính cho biết, u màng não là khối u phát triển từ lớp màng nhện của màng não, chiếm 15% trong số các loại u não. Đây là bệnh lý ở mọi lứa t.uổi, giới tính. Tỷ lệ u xuất hiện ở người lớn nhiều hơn t.rẻ e.m, nữ nhiều hơn nam.
Bên cạnh đó, u màng não thường được phát hiện muộn khi kích thước khối u đã lớn, u giàu mạch m.áu nên luôn là thách thức đối với phẫu thuật viên.