Liệt dây thần kinh số 7 sau giấc ngủ

Bệnh nhân nam 36 t.uổi đi uống rượu, về nằm ngủ ở phòng máy lạnh, sáng hôm sau tỉnh dậy tê bì mặt bên phải, mắt phải nhắm không kín, soi gương thấy méo miệng.

Khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec, bác sĩ kết luận liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bên phải do lạnh, điều trị ngoại trú, phục hồi chức năng, chăm sóc mắt.

Bác sĩ Bùi Thị Thanh, Chuyên khoa Thần kinh, người trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân này, ngày 14/10 cho biết dây thần kinh số 7, hay còn gọi là dây thần kinh mặt là một dây hỗn hợp có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi bao gồm: vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ.

Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng dây thần kinh bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cơ vùng mặt mất cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng giao tiếp… và được chia thành 2 loại theo đặc điểm giải phẫu bệnh:

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên: Tổn thương biểu hiện ở nửa mặt, có thể kèm theo các rối loạn vị giác 2/3 trước lưới, đau tai…

Liệt dây thần kinh số 7 trung ương: Tổn thương biểu hiện 1/4 dưới của mặt, thường kèm theo liệt vận động do tổn thương bán cầu não nên mang tính chất rất nguy hiểm.

Theo bác sĩ Thanh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh số 7, đa số (khoảng 3/4 trường hợp) là do người bệnh bị nhiễm lạnh đột ngột, vì vậy, bệnh thường gặp ở mùa đông nhiều hơn mùa hè.

Cụ thể, đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh vì không có cơ che phủ dây thần kinh. Do đó khi gặp gió lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài khiến càng nhanh bị nhiễm lạnh hơn, mạch m.áu bị co thắt lại, gây thiếu m.áu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh phù lên, bị chèn ép và dẫn đến liệt.

“Với bệnh nhân trên, sau khi uống rượu bia nằm điều hòa lạnh đột ngột trong thời gian dài đã dẫn đến liệt dây thần kinh số 7, có biểu hiện méo miệng khi ngủ dậy”, bác sĩ Thanh nói.

Ngoài ra, theo bác sĩ Thanh còn chỉ ra một số các nguyên nhân khác như do virus, các bệnh lý khác như viêm tai giữa, bệnh Lyme, hội chứng Guillain-Barré… Thậm chí, khối u vùng mặt có thể chèn ép hoặc thâm nhiễm vào dây thần kinh và gây ra yếu mặt một bên như: khối u ở vị trí xương thái dương, ống tai trong, góc tiểu não, tuyến mang tai.

Liệt dây thần kinh số 7 còn có thể do chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm; Biến chứng sau phẫu thuật vùng tai, viêm tai, khối u trong xương đá, u tuyến mang tai, vùng hàm mặt; Các bệnh lý nên sọ như u vòm họng, u dây thần kinh số 7, tụ m.áu nền sọ…

liet day than kinh so 7 sau giac ngu 7ea 6094523

Bệnh nhân bị méo miệng do liệt dây thần kinh số 7, đến khám tại bệnh viện. Ảnh: Thu Ngô

Triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên dễ nhận biết, với biểu hiện mất hoặc giảm vận động những cơ ở mặt. Liệt cả phần trên và phần dưới nửa mặt: Hai bên mặt không cân đối, nhân trung, miệng lệch về phía bên lành, rãnh mũi má mờ, cung lông mày chảy xệ, mất mờ nếp nhăn trán, không thể nhắm kín mắt để lộ nhãn cầu nhìn lên trên và ra ngoài, má xệ.

Bên bị liệt, bệnh nhân không nhăn trán được, mắt không thể nhắm kín (dấu hiệu hở mi) do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng, không làm được động tác nhe răng, phồng má, mím môi, huýt sáo, thổi lửa, chau mày, khi uống nước chảy khóe miệng.

Cảm giác tê một bên mặt, mất cảm giác, vị giác của 2/3 trước lưỡi; Khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc sau bữa ăn.

Nếu liệt dây thần kinh mặt cả hai bên thì mặt vẫn cân đối nhưng mắt hai bên nhắm không kín và khuôn mặt không bộc lộ được cảm xúc, chảy xệ.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc, cuộc sống của người bệnh như gây mất hoặc giảm vận động cơ mặt kèm theo những rối loạn về cảm giác, phản xạ, bài tiết tuyến lệ và tuyến nước bọt… làm mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Bệnh tiến triển nặng hơn sau 48h có thể gây các biến chứng như loét giác mạc, rối loạn tuyến nước mắt, co giật, co cứng cơ mặt, thậm chí mù lòa do mắt không thể nhắm được hoàn toàn gây khô mắt, tổn thương niêm mạc.

Để hạn chế tình trạng này, mọi người cần hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh; Giữ ấm cơ thể vào mùa đông; Không để nhiệt độ điều hòa quá thấp khi đi ngủ hạn chế lạnh đột ngột;

Bệnh nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, để càng muộn thì nguy cơ để lại di chứng càng cao. Vì vậy khi có các biểu hiện liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên cần nhanh chóng tới bệnh viện để được khám và hỗ trợ điều trị ngay.

Bị mất ngủ kéo dài cần tập thể dục thế nào để ngủ ngon?

Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả cải thiện tình trạng mất ngủ.

Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục đều đặn có thể giúp người mất ngủ đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

Mất ngủ là tình trạng khá phổ biến. Các khảo sát cho thấy có 10-15% người trưởng thành từng bị mất ngủ, theo Fox News.

bi mat ngu keo dai can tap the duc the nao de ngu ngon 7ca 6088274

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện chứng mất ngủ. Ảnh SHUTTESRTOCK

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị mất ngủ mạn tính có thể dễ chìm với giấc ngủ hơn nếu tập thể dục thường xuyên. Cụ thể, tập thể dục giúp họ ngủ nhanh hơn 13 phút và ngủ lâu hơn ít nhất 18 phút. Đối với những người khỏe mạnh, tập thể dục cũng giúp họ ngủ ngon hơn.

Tập thể dục làm tăng thân nhiệt trong lõi cơ thể. Khi ngừng tập, thân nhiệt bắt đầu giảm dần. Hiện tượng giảm thân nhiệt này tương tự như lúc cơ thể giảm thân nhiệt khi chìm vào giấc ngủ. Đây được cho là một trong những nguyên nhân mà tập thể dục thường xuyên lại giúp dễ ngủ, Quỹ Giấc ngủ quốc gia Mỹ giải thích.

Ngoài ra, tập thể dục còn giúp điều chỉnh lại đồng hồ sinh học bên trong cơ thể, giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm – là những yếu tố góp phần gây mất ngủ.

Các bằng chứng khoa học cho thấy một số hình thức tập thể dục có hiệu quả ngăn ngừa mất ngủ và cải thiện giấc ngủ tốt hơn những hình thức tập khác. Cụ thể, tập thể dục nhịp điệu thường xuyên và duy trì trong thời gian dài có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình có thể giúp thuyên giảm các chứng rối loạn nhịp thở khi ngủ, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ. Các bài tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình là đi bộ, bơi lội và khiêu vũ, trong khi thể dục nhịp điệu cường độ cao là chạy bộ, đạp xe đường dài, bóng rổ, tennis, theo Quỹ Giấc ngủ quốc gia Mỹ.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình lại giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả hơn cường độ cao. Những người tập luyện thường xuyên có ít nguy cơ bị mất ngủ và các vấn đề về giấc ngủ.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của tập luyện thể thao thì mọi người cần tránh tập luyện trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ, theo Fox News.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *